Tin kinh tế trưa 07-02-2015: Bán doanh nghiệp cho Thái Lan, người Việt có mất thương hiệu lớn? - Vợ chồng đại gia bậc nhất 2014: Cú ngược dòng ngàn tỷ

  • Cập nhật : 07/02/2015
Bán doanh nghiệp cho Thái Lan, người Việt có mất thương hiệu lớn?
Chỉ trong vòng 1 năm, thương trường Việt rúng động bởi các thương vụ mua bán của các tỷ phú Thái Lan đối với của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Nắm trong tay từ 40 – 49% cổ phần, nhiều người lo ngại các thương hiệu lớn Việt Nam có thể sẽ mất đi.
 
Tuy nhiên, ở góc độ khác, theo các chuyên gia, mua bán doanh nghiệp là bình thường khi hội nhập, chỉ có điều các doanh nghiệp Thái Lan chú trọng hơn vào đầu tư gián tiếp qua mua bán sáp nhập, mua lại cổ phần thay vì bỏ vốn đầu tư trực tiếp như các đối tác thường thấy.
 
Giải mã "cuộc đổ bộ" của người Thái!
 
Theo dữ liệu của Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tổng vốn đầu tư trực tiếp lũy kế đến hết năm 2013 của Thái Lan vào Việt Nam đạt 6,4 tỷ USD, Thái Lan lọt vào một trong 10 nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và là một trong 3 nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam sau Thái Lan, Singapore. Tuy nhiên, hình thức đầu tư gián tiếp của Thái Lan lại đáng nể hơn.
 
Ở khía cạnh đầu tư trực tiếp của Thái Lan, các doanh nghiệp Thái có được thành công nhất là từ sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và chuỗi sản xuất thức ăn cho người mang thương hiệu C.P của chủ tịch tập đoàn C.P, tỷ phú Dhanin Chearavanont. Năm 2013 công ty này đã chiếm 19,42% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và không dừng lại ở đó, C.P đã hiện thực hóa tham vọng xâm nhập thị trường nuôi trồng thủy hải sản và phân phối sản phẩm cho người trực tiếp ra thị trường.
 
Ngoài C.P, các nhà đầu tư Thái cũng bỏ vốn trực tiếp vào xây dựng khách sạn 5 sao đẳng cấp Melia Hà Nội, hai siêu thị bán lẻ Robins tại TP HCM và Hà Nội và gần đây nhất là dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định) hơn 22 tỷ USD của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan PTT năm 2015.
 
Tuy nhiên, việc bỏ vốn đầu tư trực tiếp của Tập đoàn C.P, của BJC vào khách sạn 5 sao Melia hay vốn khủng từ dự án lọc dầu tầm cỡ trên dường như không "nổi" bằng việc mua lại cổ phần của các doanh nghiệp lớn khi lên sàn, mua đứt các chuỗi phân phối, bán lẻ tại Việt Nam của các ông chủ Thái trong thời gian gần đây.
 
Là người được báo giới Việt Nam nhắc nhiều sau thương vụ mua Metro, tỷ phú Charoen - ông chủ  tập đoàn BJC đã thông qua công ty con của mình mua 11% cổ phần trị giá khoảng 520 triệu USD tại Vinamilk. Đồng thời, một tỷ phú khác là Chirathivat sau thời gian đầu tư trực tiếp để mở hai siêu thị Robins tại TP HCM và Hà Nội, ông này đã thông qua một công ty con thuộc tập đoàn Central Group bỏ gần 200 triệu USD để mua 49% cổ phần Nguyễn Kim.
 
Đầu tháng 2 năm nay, tỷ phú Charoen lại tiếp tục gây sốt cho thương trường Việt Nam khi đưa ra bản kế hoạch chi tiết chào mua 40% cổ phần của Bia Sài Gòn (Sabeco). Mức giá mà Charoen chào mua Sabeco thông qua Thaibev là 80.000 đồng/cổ phần, cao hơn mức giá cổ phiếu trên thị trường tự do OTC mà Sabeco đang giao dịch là 45 – 50.000 đồng/cổ phần. Với việc muốn mua 40% cổ phần của  Sabeco, Thaibev có thể phải bỏ ra 1 tỷ USD trong khi giá trị của Sabeco mới được công ty này định giá tương ứng khoảng 2,4 tỷ USD. Hiện Sabeco đang có kế hoạch cổ phần hóa, hiện 89% cổ phần Sabeco đang nằm trong tay của Nhà nước và đại diện sở hữu là Bộ Công thương. Mọi quyết định việc mua và bán cổ phần của Sabeco và Thaibev vẫn chưa được thông qua.
 
Chấp nhận “kết hôn”, các thương hiệu lớn ra sao?
 
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, hướng ôm cổ phần, mua lại thương hiệu các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn, cổ phần hóa là hướng đi khôn ngoan của doanh nghiệp Thái. Nếu đầu tư 100% vốn vào bán lẻ, thực phẩm đồ uống sẽ phải cạnh tranh rất mạnh, do đó phương án mua cổ phần hiện tại là khá an toàn.
 
Cũng theo bà Lan, Thái Lan không phải là nước mạnh về đầu tư hơn nữa, các ngành có lợi thế của Thái Lan như công nghiệp ô tô, cơ khí, điện tử, sản xuất và chế biến thực phẩm, ngũ cốc lại khá tương đồng và không có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, cách lựa chọn thông minh nhất của họ là tránh đối đầu trực diện mà bỏ vốn vào mua lại.
 
Trước thông tin sự đổ bộ của doanh nghiệp Thái Lan, nhiều người lo những thương hiệu này sẽ mất đi và thay vào đó là sự thay thế của thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế khẳng định: thị trường Việt Nam chỉ hưởng lợi, các thương hiệu sẽ ngày càng phát triển và người Việt Nam sẽ vẫn được sử dụng các sản phẩm đã có thương hiệu.
 
Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Trí Hiếu: “Mua bán, sáp nhập là chuyện bình thường của kinh tế thị trường, của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Phải mừng cho các doanh nghiệp này khi họ thu hút được đối tác ngoại bỏ vốn vào đầu tư. Với các thương hiệu lớn đã được mua lại, chắc chắn các doanh nghiệp Thái không thể và không dại gì phá hủy nó để đưa vào một sản phẩm hoàn toàn mới, không người tiêu dùng nào biết để phải cất công nhiều năm đi làm thương hiệu. Nếu phải đập đi, xây dựng lại thì đó là các nhãn hiệu không giá trị, những doanh nghiệp bết bát”.
 
Đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch của Tập đoàn Phú Thái cho rằng: “Các doanh nghiệp bán lẻ cần bán mạnh tay, bán đến 49%% cổ phần chi phối cũng được. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng nhất nên lĩnh vực bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, bán buôn, bán lẻ lớn) sẽ là nơi cạnh tranh lớn nhất, nóng nhất. Các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam hiện nay so về mọi mặt như vốn, công nghệ, quản trị và hệ thống còn rất yếu so với các tập đoàn nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực. Nếu để đến năm 2018  - 2020 khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn dịch vụ bán lẻ thì lúc đó không thể cạnh tranh được. Vì vậy, đây là thời cơ rất tốt để các doanh nghiệp bán lẻ tận dụng phương thức hợp tác và mua bán sáp nhập để tránh đối đầu và lựa chọn bắt tay hợp tác”.
 
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng cho rằng, không lo ngại việc mua lại cổ phần của các ông chủ Thái với các thương hiệu Việt bởi đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay đã đủ lớn. Các doanh nghiệp Việt đã đủ tỉnh toán để đối phó với kiểu doanh nghiệp ngoại bỏ tiền, Việt Nam bỏ đất làm vốn để rồi báo lỗ mấy năm liền rồi doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh hết vốn chủ sở hữu theo kiểu Coca Cola ở Việt Nam ngày xưa. Những thương vụ mua bán thời gian qua đều là thương vụ đầu tư của các doanh nghiệp ngoại và là hình thức huy động vốn của doanh nghiệp Việt.

----------------

 Hốt bạc nhờ trồng hoa Tết trên đất của các dự án treo

Hiện các thương lái đã đến tận các vườn hoa để thu mua hoa cúc pha lê với giá từ 180.000 – 400.000 đồng/cặp. Trừ các khoản chi phí, có hộ thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng.
 
Những ngày này, đến làng hoa Hòa Cường (TP Đà Nẵng) đã cảm nhận được Xuân đang đến rất gần. Các chậu hoa cúc đã bắt đầu bung nụ, khoe sắc vàng. Thời điểm này, các thương lái cũng đã đến tận vườn để đặt hàng, thu mua.
 
Đang chăm những chậu cúc của nhà mình, anh Nguyễn Thành Công (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết, gia đình anh trồng gần 3.000 chậu cúc. Tính đến thời điểm này, các thương lại đã đặt mua 2.700 chậu và đến khoảng 20 tháng Chạp thì họ bắt đầu cho xe đến chở. Giá mỗi cặp hoa cúc từ 180 – 380 ngàn đồng/chậu. Trừ các khoản chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 200  triệu đồng trong vụ hoa Tết này. 
 
Còn anh Nguyễn Quang Hùng (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) cũng cho biết, vườn hoa khoảng 3.400 chậu (trong đó cúc 3.000 chậu, ly 400 chậu) của gia đình anh cũng đã được các thương lái đặt mua gần hết. Các thương lái chủ yếu ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế vào thu mua.
 
Cũng theo anh Hùng, năm nay mặc dù không mưa bão nhiều nhưng hoa bị sâu bệnh nhiều nên chỉ đạt được khoảng 70%. Giá mỗi cặp chậu cúc được anh bán cho thương lái từ 200 – 400 ngàn đồng. Trừ các chi phí đầu tư, vườn hoa của anh cho lãi được khoảng 250 triệu đồng.
 
Đang ghi hóa đơn cho thương lái đặt mua cúc, anh Nguyễn Văn Quý (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) cho biết, năm nay hoa không được đẹp, nguồn hoa ở các nơi lại nhiều, nên giá mỗi chậu cúc giảm 10 ngàn đồng so với năm ngoái. Gia đình anh trồng 1.200 chậu cúc và đến thời điểm này đã bán được 600 chậu. Khách hàng chủ yếu là các bạn hàng lâu năm. Nếu bán hết cả vườn hoa thì sẽ thu lãi được khoảng 70 triệu đồng.
 
Theo ông Trần Văn Lý, phó chủ tịch Hội nông dân phường Hòa Cường Bắc cho biết: Hiện toàn phường có 72 hộ nông dân làm nghề trồng hoa, với diện tích hơn 10,5 ha. Đây là đất của các dự án chưa triển khai và của người dân đã mua nhưng chưa sử dụng được nông dân mượn, thuê lại. Nghề trồng hoa cũng phụ thuộc vào thời tiết, kỹ thuật của từng người. Những hộ trồng ít thu lãi khoảng 30 – 40 triệu đồng. Những người hộ trồng nhiều, biết kỹ thuật, gặp tiết thuận lợi có năm thu được 200 – 250 triệu đồng. So với trồng lúa, trồng hoa lãi gấp từ 2 – 3 lần.
-----------------------
Mỹ sốt vó khi bị Trung Quốc đánh các biểu tượng thương mại
Năm 2015 là năm của những trận đại hồng thủy, nơi mọi thứ trên thế giới thay đổi hoàn toàn chỉ trong một tích tắc.Chưa khi nào sự thăng trầm của các biểu tượng thương mại lớn của thế giới lại rõ rệt như thời điểm hiện tại.
 
Năm 2015 có lẽ sẽ là một trong những năm đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21 về nhiều khía cạnh, có quá nhiều những sự kiện gây chấn động thế giới đã không hẹn mà gặp để diễn ra cùng một thời điểm khi mà năm 2015 mới chỉ bắt đầu tháng thứ hai.
 
Đã có người dự báo năm 2015 là năm của những trận đại hồng thủy, nơi mọi thứ trên thế giới thay đổi hoàn toàn chỉ trong một tích tắc. Và điều này cũng đang đúng với những biểu tượng lớn của thương mại thế giới, chưa khi nào sự thăng trầm của các biểu tượng thương mại lớn của thế giới lại rõ rệt như thời điểm hiện tại.
 
Tháng đầu tiên của năm 2015 chứng kiến không chỉ sự đổi ngôi, mà còn là cả một xu hướng mới. Không hẹn mà gặp, các biểu tượng kỳ cựu của thế giới thi nhau thoái trào, đó là McDonald’s, đó là Barbie, hai biểu tượng thương mại đại diện cho nền kinh tế và văn hóa của Mỹ trong quá khứ. 
 
Khó có thể có một biểu tượng nào đại diện tốt hơn cho sự bành trướng và lan tỏa ảnh hưởng của văn hóa Mỹ trên toàn thế giới hơn là McDonald’s, biểu tượng chữ M vàng chóe của McDonald’s khiến không ít người dân ở nhiều nước khó chịu vì sự kệch cỡm và lố lăng lại trở thành một biểu tượng của xu thế mới đang diễn ra ở các nước trên thế giới.
 
McDonald’s xuất hiện ở đâu, là đất nước đó coi như đã chọn con đường hội nhập với xu thế toàn cầu hóa thay vì đóng cửa như trong câu chuyện chiếc Lexus và nhành Oliu. McDonald’s xuất hiện ở đâu, đó sẽ được coi là dấu hiệu của miền đất hứa đang mời gọi các nhà đầu tư quốc tế.
 
Thế nhưng, biểu tượng của thương mại toàn cầu ấy đang đối mặt với một sự thoái trào lớn nhất trong lịch sử. Ngay trong những ngày đầu năm 2015, McDonald’s tuyên bố sa thải CEO Thompson sau khi đã có một năm kinh doanh bết bát nhất trong lịch sử, năm 2014 là năm mà tập đoàn đồ ăn nhanh này sụt giảm doanh thu lần đầu tiên kể từ năm 2002. 
 
Đó cũng đang là tình trạng chung với các biểu tượng Fastfood khác của Mỹ như KFC hay Burger King. Burger King đang đối mặt với cáo buộc trốn thuế do muốn giảm thiệt hại từ việc lợi nhuận giảm sút, trong khi đó KFC cũng đang đối mặt với một sự tẩy chay lớn do cáo buộc có chất gây ung thư trong các món ăn của hãng này.
 
Lý giải sự thoái trào đồng loạt của các biểu tượng thương mại và văn hóa, từng được coi là những ông trùm giàu quyền lực nhất trong lĩnh vực đồ ăn nhanh của nước Mỹ và trên toàn thế giới này, chuyên gia Jean Noel Kapferer bình luận: “Một thương hiệu giống như một tấm ván lướt sóng, muốn thành công thì phải tìm được đúng làn sóng và trượt được trên làn sóng ấy”. 
 
McDonald’s, KFC hay Burger King đã thực hiện chiến lược này một cách tuyệt vời trong quá khứ, khi cả thế giới đang say sưa với làn sóng toàn cầu hóa và các biểu tượng của nó, khi thưởng thức các món ăn nhanh kiểu Mỹ được coi là dấu hiệu của thời thượng. Nhưng giờ đây, khi cơn sốt đó đã qua đi, thì thế giới lại tiếp tục tìm kiếm những xu hướng và biểu tượng mới.
 
Một lý do khác, cũng đến từ chính thành công của các biểu tượng này trong quá khứ. Những McDonald’s hay KFC đã là những thương hiệu toàn cầu, bành trướng ra hầu hết các quốc gia trên khắp thế giới, như McDonald’s có tới 36 ngàn cửa hàng trên khắp thế giới, với quy mô và tầm cỡ quá đồ sộ của mình các thương hiệu này trở nên chậm chạp và khó thích ứng hơn bao giờ hết do thiếu sự nhạy bén và linh hoạt cần thiết. 
 
Ngoài ra, việc bị coi là biểu tượng bất khả xâm phạm của văn hóa Mỹ cũng là một áp lực đè nặng lên các thương hiệu này, sẽ rất khó có thể thay đổi bản thân nếu như humburger hay cánh gà chiên tiếp tục được coi là món ăn biểu tượng bất khả xâm phạm của người Mỹ, buộc các hãng này phải tiếp tục duy trì vai trò giữ gìn truyền thống văn hóa của quốc gia một cách cứng nhắc.
 
Trong khi các biểu tượng thương mại cũ như McDonald’s hay KFC thoái trào thì các biểu tượng mới lại xuất hiện và giành lấy ngai vàng nhanh hơn bao giờ hết. Người Trung Quốc đang hãnh diện hơn bao giờ hết với biểu tượng Alibaba khi ông chủ của tập đoàn thương mại điện tử này đã chính thức trở thành người giàu nhất Châu Á và chiếm vị trí thứ 13 trên danh sách các tỷ phú giàu nhất hành tinh. 
 
Dù đang được người dân của nền kinh tế số hai thế giới coi là biểu tượng về công nghệ chứ không phải như thứ mà người Trung Quốc gọi là mấy món ăn tầm thường của nước Mỹ xa xôi, thì biểu tượng Alibaba và Jack Ma vẫn được xem là sự trỗi dậy của một thương hiệu mới do đánh trúng vào thị hiếu của khách hàng.
 
Sở dĩ như thế, là vì giống như cơn sốt thích ăn bánh mì kẹp và khoai tây chiên của McDonald’s của giới trẻ trên thế giới trước đây, việc mua sắm trực tuyến bằng máy tính hay Smartphone cũng đang được xem là một cơn sốt mà giới trẻ Trung Quốc đang say mê. Các chuyên gia nhận định việc bành trướng quá nhanh của thương mại điện tử như Alibaba trong thời gian qua chỉ là một hiện tượng nhất thời, và nó sẽ nhanh chóng cân bằng trở lại khi cơn sốt mua hàng trực tuyến của giới trẻ qua đi. 
 
Và dù McDonald’s hay KFC đang thoái trào thì việc họ duy trì được vị thế của mình trên thế giới lâu như thế cũng sẽ là một thách thức lớn với những thương hiệu mới nổi như Alibaba. Đơn giản là vì, việc tìm đúng cơn sóng và trượt được trên nó không phải là một việc dễ.
 ------------------------
Vợ chồng đại gia bậc nhất 2014: Cú ngược dòng ngàn tỷ
Trong một năm mà ngành thủy sản khó khăn, nhiều DN tiếp tục phá sản, nhiều DN điêu đứng thì vợ chồng đại gia Lê Văn Quang - Chu Thị Bình lại có một năm thăng tiến được cả tiếng và tiền.
 
Hai vợi chồng đều có thêm hơn 1.000 tỷ để cùng lọt top 10 người giàu nhất Việt Nam. Đây là trường hợp hiếm có và được xem là vợ chồng đại gia thành công bậc nhất 2014.
 
Vợ chồng nghìn tỷ
 
Chưa dừng lại ở vị trí 9 và 11 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên TTCK, vợ chồng ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình chủ Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC), tiếp tục chứng kiến túi tiền nở thêm khoảng 700 tỷ đồng trong vòng hơn một tháng qua.
 
So với đầu năm 2014, giá trị số cổ phiếu MPC bà Bình nắm giữ tăng thêm 1.500 tỷ đồng, còn tài sản của ông Quang cũng tăng thêm khoảng 1.350 tỷ đồng. Qua đó, cả hai vợ chồng "vua tôm" tính tới cuối tháng 1/2015 đều lọt tốp 10 người giàu nhất, bà Bình xếp vị trí thứ 7, còn ông Quang nằm ở vị trí 9.
 
Tổng giá trị cổ phiếu của bà Bình và ông Quang lên tới khoảng 3.700 tỷ đồng, chưa kể số tài sản của các con và những người liên quan khác nắm giữ.
 
Đế chế tôm Minh Phú của hai vợ chồng này đang ngày càng phình to lên với tốc độ tăng trưởng doanh thu trong vài năm gần đây đều đạt khoảng 40%/năm.
 
Theo tạp chí thủy sản nổi tiếng thế giới Undercurrentnews, năm 2014 Minh Phú xếp thứ 23 trong số 100 DN thủy sản lớn nhất thế giới, còn Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp MPC nằm trong danh sách 20 DN Đông Á là công ty phát triển toàn cầu.
 
Nhìn vào những kết quả hiện nay, ít người biết rằng 20 năm trước đó, ông Quang chỉ là một kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản và chuyển ra làm đại lý thu mua tôm cho một DN tư nhân. Năm 1992, ông Quang thành lập Xí nghiệp Cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú với số vốn khiêm tốn.
 
Giờ đây, nói đến Minh Phú là nói tới cá mập thủy sản Việt nổi danh toàn cầu. Nói tới Chu Thị Bình là nói tới bà trùm chứng khoán, nắm trong tay hàng nghìn tỷ đồng, còn ông Quang là doanh nhân có ảnh hưởng tới ngành thủy sản toàn cầu, Việt Nam chỉ có hai người. Tham vọng của ông Quang có lẽ không chỉ dừng lại ở vị trí "vua tôm" mà còn là tham vọng về một thương hiệu Việt nổi danh và bên vững trên phạm vi toàn cầu.
 
Con đường ngàn tỷ
 
Cái duyên đối với ngành thủy sản gắn với ông Quang ngay từ những ngày đầu lập nghiệp. Vốn là kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản làm trong một doanh nghiệp nhà nước, ông Quang có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, chế biến và kinh doanh, thu mua, bán tôm trên thị trường bi bước ra ngoài khởi nghiệp.
 
Con đường hốt bạc tỷ của gia đình ông Quang có lẽ bắt đầu từ sự bứt phá của ngành thủy sản trong thời kỳ đổi mới. Thị trường rộng mở cùng với tư duy phải tạo giá trị gia tăng và nâng cao chất lượng sản phẩm đã giúp Minh Phú đã không ngừng phát triển trái ngược với sự lụi tàn của nhiều DN cùng ngành.
 
Quyết định lên sàn chứng khoán năm 2006 đã giúp MPC huy động vốn trở thành DN ngành tôm lớn nhất cả nước về quy mô và qua đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu, vươn lên đầu ngành về giá trị bán tôm ra thế giới. Cũng kể từ đó, MPC duy trì vị thế dẫn đầu của mình với doanh thu không ngừng tăng trưởng mạnh.
 
Với giá cổ phiếu từng thời gian đầu tới trên 70.000 đồng/cp, MPC đã giúp ông bà Chu Thị Bình và Lê Văn Quang lọt tốp những người giàu nhất trên TTCK. Khi đó bà Bình từng lọt tốp 5 và là nữ doanh nhân giàu có nhất trên thị trường, có trong tay cả nghìn tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, con đường đến với cái danh nghìn tỷ không hề dễ dàng. Mong muốn làm giàu nhanh cũng từng cuốn ông Quang cũng như Minh Phú vào những lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành như BĐS, cơ sở hạ tầng, xây dựng, đầu tư tài chính... và từng vùi dập cổ phiếu MPC trong một thời gian dài. Sự bứt phá trong năm 2014 đầu năm 2015 là sự trở lại ấn tượng hơn của vợ chồng ông Quang bà Bình.
 
Đã có sự trả giá cho những sai lầm. "Vua tôm" đã chấp nhận thất bại và dần rút ra khỏi các vụ đầu tư tài chính. Sự đam mê với thủy sản, với con tôm con cá đã giúp ông Quang trở lại với cốt lõi kinh doanh của mình.
 
Cho tới thời điểm này, Minh Phú là DN ngành tôm uy tín nhất tại Việt Nam, gần như không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này cả về quy mô cũng như chất lượng. Mặc dù vậy, gần đây có những bước đi có thể khiến MPC phải trả giá trong tương lai.
 
Trong gần hai năm qua, MPC đã triển khai mua vào cổ phiếu quỹ để hủy niêm yết tự nguyện, thoát khỏi những áp lực phải công bố thông tin trên sàn, mà theo ông Quang là ảnh hưởng đến việc đàm phán giá tôm với khách hàng.
 
Yêu cầu công bố thông tin đầy đủ với các DN niêm yết là một thực tế. Nó là áp lực đối với nhiều công ty gia đình. Lên sàn là để huy động vốn nhưng giờ đây MPC đang được nhiều NĐT nước ngoài quan tâm, muốn mua cổ phần. Việc rút khỏi sàn có thể không ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn. Tuy nhiên, về dài hạn, việc rũ bỏ TTCK cùng với đó là trở về với mô hình công ty gia đình có thể là một bước lùi của DN này trên con đường trở thành một đế chế tôm của Việt Nam cũng như thế giới.
----------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo