Tin trong nước sớm 21-01-2015: Hoàng Sa - phần máu thịt không thể tách rời - Tốc độ Internet tại Việt Nam thấp nhất khu vực và toàn châu Á

  • Cập nhật : 21/01/2015

 Hoàng Sa - phần máu thịt không thể tách rời

"Hồi ấy ngư dân Trung Quốc coi chúng tôi là cứu tinh vì người Việt thông thạo vùng biển của mình hơn hẳn họ..."
 
Nhiều đại biểu, nhân chứng đã khẳng định như vậy tại buổi gặp mặt các nhân chứng Hoàng Sa do UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) tổ chức chiều 19/1, đúng 41 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
 
Cũng tại buổi lễ, gần 40 nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan truyền thông trong nước đã được UBND huyện Hoàng Sa trao tặng giấy khen vì đã có thành tích tham gia đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
 
Mong cháu con cố giữ
 
Quần đảo Hoàng Sa không chỉ nhiều tôm cá mà còn chở che cho chúng tôi qua những mùa mưa bão hiểm nguy. Bao đời tổ tiên chúng tôi đã giong thuyền buồm ra đó. Giờ con cháu chúng tôi vẫn vượt sóng gió nơi ấy. Chẳng ai có thể ngăn chặn được chúng tôi" - ngư dân Phạm Duyên (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi).
 
Có mặt từ rất sớm, ông Võ Như Dân (78 tuổi, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng) ngồi lặng thinh dưới hàng ghế. Ông Dân bảo năm nay buồn hơn mọi năm bởi nhân chứng sống với Hoàng Sa một thời đã dần mất mát theo thời gian.
 
Trong 14 nhân chứng hay đến dự lễ kỷ niệm hằng năm nay chỉ còn 10 người, bởi 4 cụ ông đã ốm đau và qua đời vì bệnh tật. Nhiều người cũng không thể đến dự lễ được do tuổi cao, sức yếu.
 
Ông Dân kể mình là một trong những người sống lâu đời nhất với Hoàng Sa. Ông đến Hoàng Sa công tác ở trạm khí tượng từ năm 1956 đến 1968 mới quay về.
 
“Bây giờ từng nhành cây, ngọn cỏ, bãi cát vàng ngoài đó tôi vẫn còn nhớ như in. Nhắc đến hai chữ Hoàng Sa, trong lòng tôi luôn đau đáu. Thế hệ tôi rồi cũng dần qua. Mong các con cháu cố giữ, đòi bằng được quần đảo này. Nó là một phần máu thịt của Tổ quốc không thể tách rời”, ông Dân thổn thức.
 
Ông Dân bảo bệnh thấp khớp cứ trở trời lại đau nhức, nhất là khi trời lạnh như thế này. Nhưng ông nguyện còn hơi thở ngày nào, còn chống gậy đi được hằng năm ông cũng sẽ đến UBND huyện Hoàng Sa dự buổi gặp mặt này.
 
Một năm đấu tranh miệt mài
 
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng, cho hay năm 2014 là một năm đấu tranh miệt mài và khá thành công của ngành lịch sử và những người làm lịch sử với chủ quyền của Tổ quốc. Năm 2014 đã có 21 cuộc triển lãm trên 16 tỉnh thành, trong đó có triển lãm tại các đảo như Cô Tô, Phú Quốc, Lý Sơn...
 
Đặc biệt năm 2014, ông Sơn đã đi diễn thuyết tại năm trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ để nói về biển đảo, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Những buổi thuyết trình tại các trường đại học này đều được các học giả, các nhà làm lịch sử và đông đảo sinh viên Hoa Kỳ ủng hộ.
 
Một bộ phim dài năm tập về chủ quyền biển đảo quay từ 13 quốc gia rất công phu vừa được các bộ, ngành trung ương thẩm định xong cũng sẽ trình chiếu cho khán giả trong thời gian gần nhất.
 
Ông Ngô Văn Cúc, người lính Việt Nam cộng hòa từng tham gia chiến đấu vì Hoàng Sa 41 năm trước, kể sau trận chiến không cân sức đó, ông bị Trung Quốc bắt làm tù binh rồi trao trả về Việt Nam.
 
Chia sẻ với đông đảo người dự lễ, ông Cúc nói: “Đại diện cho anh em ra phục vụ ngoài Hoàng Sa ngày đó, tôi nhắn nhủ với đồng bào rằng Hoàng Sa là của Việt Nam.
 
Tôi còn sống ngày nào là còn mãi mãi nói với hậu thế câu chuyện ngày đó như vậy. Chúng ta luôn nhớ Hoàng Sa là của chúng ta”.
 
Tin ở tương lai
 
Phát biểu tại buổi lễ, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Công Chánh cho rằng năm 2014 là một năm đầy sóng gió với huyện.
 
Đặc biệt là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc cũng đã hung hăng đâm chìm tàu cá của Việt Nam, cản phá hoạt động bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
 
Tuy nhiên qua sự kiện này, dư luận trong nước dấy lên và hướng tới sự quan tâm đặc biệt cho Hoàng Sa. Người dân cả nước đồng lòng và thắt chặt hơn, hun đúc mãnh liệt hơn lòng yêu nước.
 
Báo cáo thêm tại buổi lễ, ông Chánh cho biết chính quyền huyện sẽ khởi công nhà trưng bày Hoàng Sa vào dịp 30/4/2015 và nhiều hoạt động đấu tranh mạnh mẽ vì chủ quyền cũng sẽ diễn ra trong năm nay.
 
Ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP. Đà Nẵng, cho rằng sau sự kiện giàn khoan 981, người Đà Nẵng một lần nữa đứng ở tuyến đầu Tổ quốc, cùng với người dân cả nước mạnh mẽ phản đối hành động xâm lấn.
 
Lòng yêu nước ấy được các bạn trẻ thể hiện rất thành công và ngoài mong đợi của ông qua cuộc thi viết thư về Hoàng Sa.
 
“Chúng tôi nghĩ rằng chỉ có khoảng vài ngàn lá thư nhưng thật bất ngờ khi có đến 87.701 lá thư được gửi về dự thi. Nhiều lá thư các bạn trẻ viết bằng tâm huyết, bằng con tim, khối óc và lòng yêu nước vô bờ bến. Qua đó chúng tôi thấy rằng hãy yên tâm, tin tưởng ở thế hệ trẻ. Họ cũng sẽ mạnh mẽ và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Tiếng nói.
 
Lời truyền gửi mai sau
 
"Đang ngồi ở cách xa nơi ấy, nhưng tôi vẫn có cảm giác như mình đang nếm ngửi được vị mặn của nắng gió biển, những gương mặt sạm đen của bạn bè vừa cười đùa với nhau phút chốc đã loang máu bảo vệ Tổ quốc", ông Trịnh Văn Quý 
 
Còn ngư dân già Phạm Trọng bồi hồi kể về một thời hào hùng trên chiếc tàu đánh cá ở Hoàng Sa năm xưa: “Hằng năm cứ đến những ngày tháng 1 đầy kỷ niệm bi hùng này, tôi đều kể lại cho con cháu nghe, từ bờ biển Đà Nẵng nếu dong thuyền thẳng theo hướng mặt trời mọc, chúng ta sẽ đến Hoàng Sa. Quần đảo xinh đẹp của Tổ quốc thấm đẫm máu xương bao thế hệ đi trước”.
 
Cùng với bao chứng nhân khác là thủy thủ, binh sĩ, nhân viên khí tượng từng có mặt ở Hoàng Sa, lời ông kể không chỉ cho con cháu hôm nay mà còn truyền đời nhắc nhớ đến mai sau.

Nơi ấy là Hoàng Sa
 
Cách đây gần 50 năm, trước khi được làm thuyền trưởng cầm lái con tàu đánh cá ở Hoàng Sa, ông Trọng đã được cha là một ngư dân kỳ cựu ở duyên hải Bình Sơn, Quảng Ngãi cho theo tàu, học nghề suốt gần 10 năm.
 
“Tôi vẫn nhớ mùa hè năm 1967, lần đầu tiên được cha chỉ cho thấy tận mắt đảo Chim, đảo Ông Già, đảo Bàu Trắng... những cái tên đảo thân thuộc mà ngư dân miền Trung quen gọi ở Hoàng Sa. Cảm giác sững sờ, ngơ ngẩn bởi cảnh đẹp đến kỳ lạ. Suốt gần hai ngày đêm vượt biển về phía mặt trời mọc, tự nhiên trước mắt mình lại hiện lên một quần đảo như tranh vẽ. Có chỗ giữa biển, thế mà chúng tôi lại nhảy xuống ung dung đi bộ được vì nước chỉ ngang thắt lưng, có thể sờ chạm từng nhánh rong biển, san hô, sò ốc. Thế nhưng chỉ bước vài trăm mét, mặt nước trước mũi chân mình lại đột ngột chuyển màu xanh đậm sâu thẳm”, ông kể.
 
Ông Trọng nhớ mãi có lần hai cha con đã tìm thấy một xác tàu đánh cá Trung Quốc vừa bị đắm, kẹt lại trong khe san hô. Họ đã cho tàu chạy vòng quanh khu vực ấy suốt gần hai ngày để tìm cứu ngư dân Trung Quốc nhưng không thấy.
 
Những năm trước thập niên 1980, hầu hết tàu bè ngư dân Việt Nam còn nhỏ không đi xa được nhiều như bây giờ, nhưng cũng thường xuyên có mặt ở Hoàng Sa. Họ đi có bạn, một tàu bị nạn, nhiều tàu khác quây lại cứu giúp. Tín hiệu xin hỗ trợ chỉ là vẫy lá cờ Tổ quốc trên boong hoặc ánh đèn pin trong đêm, chứ đâu có máy liên lạc như bây giờ.
 
Thi thoảng tàu cá Trung Quốc xuống đây đánh cá hay bị trôi dạt theo gió mùa đông bắc. Họ mắc nạn vì không thạo vùng biển nhiều rạn bãi, bão tố nguy hiểm này, rồi cạn kiệt nước ngọt và lương thực.
 
Mùa hè năm 1973, cha con ông Trọng có lần đã cho tàu cá Trung Quốc gần hết can nước ngọt của mình. Một tàu khác đến xin, họ lại cho tiếp. Sau đó chính họ chịu khát, phải vào đảo Hoàng Sa xin nước của mấy anh lính đồn trú.
 
“Hồi ấy ngư dân Trung Quốc coi chúng tôi là cứu tinh vì người Việt thông thạo vùng biển của mình hơn hẳn họ. Trên đảo cũng nhiều người Việt ở, có chuyện gì rất dễ xin giúp đỡ”.
 
Tên con là Hoàng Sa
 
Nhiều năm không đặt chân trở lại quần đảo Hoàng Sa, nhưng những chứng nhân một thuở ấy vẫn nguyên vẹn cảm xúc những gì đã được sờ chạm, nhìn thấy trên quần đảo của Tổ quốc.
 
Ông Trịnh Văn Quý, một trong những người trấn giữ đảo Hữu Nhật tháng 1/1974, rưng rưng tâm sự: “Đó là hình ảnh mà đến giờ chúng tôi vẫn không thể nào quên. Giữa biển xanh, một dải san hô tự nhiên nhô lên khỏi mặt nước. Chúng tôi bước đi nghe tiếng lạo xạo, khô cứng dưới chân mình. Trên ấy có cây nhàu, cây gai mọc ken đặc thành hình vòng tròn như bức tường thành bảo vệ đảo kỳ lạ. Nhiều dấu vết người Việt vẫn còn đậm rõ, trong đó có cả những thứ đồng bào ngư dân lên đảo để lại. Đặc biệt còn có công sự những người lính Việt đi trước đào đắp để trấn thủ đảo”.
 
Tháng 1/1974 cũng là lần cuối cùng ông Quý đặt chân lên quần đảo Hoàng Sa trước khi Trung Quốc đánh chiếm. Khi ông trở về, biển và bờ Tổ quốc đành tạm phải chia lìa. Bế con gái đầu lòng vừa sinh, ông khấn hương hồn đồng đội đang còn nằm ngoài biển sâu và xin được đặt tên con mình là Trịnh Thị Hoàng Sa như lời nhắc nhớ truyền gửi đến mai sau.
------------------------
 Xử lý dứt điểm “tiếng bom” trên cầu Thăng Long trước Tết
Sau khi báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết về những tiếng động kinh hoàng “hành” khu dân cư ở Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã chỉ đạo các đơn vị xử lý dứt điểm những “tiếng bom” này trước Tết Nguyên đán 2015.
 
Ngày 16/1, báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết “Những “tiếng bom” kinh hoàng dội xuống từ cầu Thăng Long”, phản ánh tình trạng hàng nghìn hộ dân ở tổ dân phố số 10, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, bị “hành” bởi những tiếng động kinh hoàng dội xuống từ cầu Thăng Long. Theo đó, do khe co giãn trên tầng 2 cầu Thăng Long bị hỏng, mỗi khi có phương tiện đi qua, các tấm thép va đập với nhau tạo thành những tiếng động lớn, dội xuống khu dân cư. Xe càng to, chạy càng nhanh thì tiếng động càng khủng khiếp, nhất là về ban đêm, khiến cuộc sống sinh hoạt của khu dân cư này bị ảnh hưởng rất lớn.
 
Tiếp nhận những phản ánh của báo điện tử Dân trí, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan chuyên môn kiểm tra, đánh giá nhanh tại hiện trường. Qua đó, Bộ GTVT xác định, cầu Thăng Long đã được đưa vào khai thác, sử dụng hơn 30 năm. Trong quá trình khai thác, kinh phí bảo trì hàng năm còn hạn chế nên các hạng mục cần đại tu sửa chữa lớn vẫn chưa được đáp ứng yêu cầu.
 
Hai khe co giãn kép trên phần cầu dẫn thuộc trụ ON6 và OB6 của đường ô tô cầu Thăng Long do Liên Xô (cũ) chế tạo đã cũ và hư hỏng lớn, chưa được đại tu, thay thế, dẫn đến hiện tượng gãy lò xo hình đĩa, đứt bu lông cường độ cao, bong, vỡ mối hàn tay hãm cốc, mòn và cong vênh các tấm thép. Mặc dù đã được đơn vị quản lý nhiều lần sửa chữa khẩn cấp nhưng các khe co giãn này vẫn xảy ra các đứt gãy, hư hỏng và đây là nguyên nhân gây ra những va đập mạnh ở khe co giãn khi có các phương tiện giao thông chạy qua. Đặc biệt, khi có các xe tải hạng nặng chạy qua, khe co giãn này đã phát ra những tiếng động lớn, ảnh hưởng đến khu dân cư sinh sống trong khu vực.
 
Qua xem xét đánh giá, hai khe co giãn trên cầu dẫn thuộc trụ ON6 và OB6 đường ô tô cầu Thăng Long nếu trên không thể tiếp tục sửa chữa do không có phụ kiện thay thế tương đương. Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông và không ảnh hưởng đến dân cư sinh sống trong khu vực, Bộ GTVT giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiến hành thay thế đồng bộ hai khe co giãn trên cầu dẫn thuộc trụ ON6 và OB6 xong trước Tết Nguyên đán 2015.
------------------------
Tốc độ Internet tại Việt Nam thấp nhất khu vực và toàn châu Á
 Việt Nam xếp thứ 100 trên thế giới về tốc độ kết nối Internet trung bình trong quý III/2014, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tốc độ kết nối Internet trung bình tại Việt Nam vẫn được xếp vào loại thấp nhất khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
 
Theo kết quả nghiên cứu vừa được hãng quản lý lưu lượng Internet và giải pháp công nghệ Akamai (Mỹ) công bố về tình hình Internet toàn cầu trong 3 tháng quý III/2014 cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình thuộc vào loại thấp nhất tại châu Á và khu vực Đông Nam Á.
 
Cụ thể, theo báo cáo của Akamai, tốc độ kết nối Internet trung bình trên toàn cầu đã giảm đi 12% trong quý III/2014 so với quý trước đó, nhưng vẫn nhanh hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tốc độ trung bình 2,5Mbps. 
 
Với tốc độ kết nối Internet trung bình này, Việt Nam xếp thứ 100 trên toàn cầu về tốc độ kết nối mạng trung bình và xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (12,2Mbps), Thái Lan (6,6Mbps), Malaysia (4,1Mbps) và Indonesia (3,7Mbps).
 
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet tốc độ cao thấp nhất thế giới. Theo Akamai, chỉ khoảng 0,3% người dùng Internet tại Việt Nam đang sử dụng đường truyền tốc độ cao 10Mbps. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 81%, Hồng Kông là 55%, Singapore là 43%...
 
Về tốc độ kết nối của mạng di động, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ chậm nhất châu Á, với tốc độ trung bình chỉ đạt mức 1,1Mbps, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Singapore (9,1Mbps), Thái Lan (2,8Mbps), Malaysia (2,5Mbps)...
 
Cũng theo báo cáo của Akamai, tính đến hết quý III/2014 (tháng 9/2014), Việt Nam có 5.685.003 số IP riêng, với 14% lượng người dùng Internet đạt tốc độ kết nối trung bình trên 4Mbps. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chỉ có 0,3% người dùng có tốc độ kết nối Internet lớn hơn 10Mbps và chỉ 0,1% trong số đó sử dụng đường truyền tốc độ 15Mbps trở lên.
 
10 quốc gia có tốc độ kết nối Internet nhanh nhất thế giới
 
Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia có tốc độ Internet trung bình cao nhất, đạt 25,3Mbps, tăng 2,7% so với quý trước và tăng đến 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có đến 66% người dùng tại Hàn Quốc sử dụng đường truyền có tốc độ lớn hơn 15Mbps. 
 
Xếp sau Hàn Quốc trong danh sách các quốc gia có mạng Internet nhanh nhất thế giới là Hồng Kông, đạt tốc độ trung bình 16,3Mbps, tăng 3,8% so với quý trước đó và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Nhật Bản, quốc gia thường xuyên đứng thứ 2 trong danh sách của Akamai bị đẩy xuống vị trí thứ 3, với tốc độ trung bình 15Mbps, tăng 0,8% so với quý trước đó và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Các quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia có tốc độ Internet trung bình cao nhất gồm Thụy Sĩ (14,5 Mbps), Thụy Điển (14,1Mpbs), Hà Lan (14,0Mpbs), Ireland (13,9Mpbs), Latvia ( 13,4Mbps), Cộng hòa Séc (12,3Mbps) và Singapore (12,2Mbps). Cường quốc về công nghệ Mỹ xếp thứ 12 trong danh sách với tốc độ Internet trung bình đạt 11,5Mbps.
 
Trung Quốc tiếp tục là mối “đe dọa” Internet toàn cầu
 
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Akamai về tình hình an ninh mạng trong quý III/2014 cho thấy Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về nguồn gốc của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) khi có đến 49% cuộc tấn công DDoS bắt nguồn từ Trung Quốc, tăng hơn so với mức 43% của quý II/2014.
 
Đáng chú ý, tổng lưu lượng tấn công từ chối dịch có nguồn gốc từ Trung Quốc thậm chí còn nhiều hơn lưu lượng của 9 quốc gia còn lại trong top 10 quốc gia tấn công từ chối dịch vụ nhiều nhất. 
 
Tấn công từ chối dịch vụ là một trong những hình thức tấn công nguy hiểm và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, khi hacker huy động hệ thống máy tính ma, là những máy tính bị dính mã độc và chịu sự điều khiển của hacker, hướng lưu lượng truy cập đồng loạt vào một hệ thống máy chủ, khiến máy chủ quá tải và không kịp xử lý gây sập hệ thống. Mặc dù hình thức tấn công từ chối dịch vụ không gây nguy hại về dữ liệu lưu trữ trên máy chủ nhưng hầu như không có biện pháp chống đỡ hiệu quả.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo