Sở GD-ĐT Sóc Trăng vừa ban hành kế hoạch về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2015.
Theo kế hoạch này, việc thành lập nhóm tư vấn pháp luật tại các trường học là một trong những hình thức mà Sở GD-ĐT Sóc Trăng thực hiện nhằm làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh.
Ngoài hình thức này, các cơ sở giáo dục sẽ thực hiện các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phong phú, đa dạng được thực hiện thường xuyên, liên tục và có chiều sâu, như: Tuyên truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, sân khấu hóa, văn nghệ, tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong một số môn như Đạo đức, GDCD và một số môn học khác; bảo đảm sự liên thông về kiến thức giữa các cấp học và trình độ đào tạo…
Tổ chức Hội thi “Học sinh với kiến thức pháp luật” dành cho học sinh các trường THPT; phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học; sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong chương trình chính khóa và ngoại khóa.
Sở GD&ĐT Sóc Trăng cũng yêu cầu các đơn vị xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của nhà trường. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật gồm tuyên truyền, các văn bản pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến các đối tượng nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên như: phòng chống tệ nạn xã hội; Luật Giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; Luật Phòng chống ma túy; Luật Bảo vệ môi trường; Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật bảo hiểm y tế; Luật hôn nhân gia đình…
Kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá; tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Đạo đức, Giáo dục công dân ở phổ thông và một số môn học khác; Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức; lồng ghép hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các hoạt động ngoại khóa và các phong trào thi đua lớn của ngành trong năm 2015.
Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, những thắng lợi vĩ đại và huy hoàng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam là mối quan hệ gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất.
Quá trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng khẳng định sức mạnh “dời non, lấp biển” của sự thống nhất của “ý Đảng và lòng dân là một”; chứng minh sức mạnh của sự thống nhất giữa lý tưởng của Đảng với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập tự do” của nhân dân Việt Nam; sức mạnh của sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân trong mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng, chúng ta càng thấm thía mệnh đề "Đảng với dân là một". Lý do ra đời, tồn tại và mục tiêu hoạt động của Đảng là vì nhân dân, vì độc lập tự do và hạnh phúc của nhân dân; nguồn sức mạnh bất tận và vô địch của Đảng là từ nhân dân, ở trong nhân dân; Đảng là của dân, vì dân, dân một lòng một dạ theo Đảng, Đảng quan tâm chăm lo đến dân.
Sự nghiệp cách mạng của Đảng cũng chính là sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và trao cho Đảng Cộng sản Việt Nam quyền duy nhất lãnh đạo, duy nhất cầm quyền ở nước ta; và theo Đảng, đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng.
Mối quan hệ mật thiết đó là khách quan, do chính lịch sử dân tộc Việt Nam và khát vọng của nhân dân ta quy định; và do chính bản chất cách mạng, tính tiền phong của Đảng mới có được.
Tất cả điều đó được biểu hiện cụ thể sinh động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam suốt hơn tám thập kỷ qua, là nhân tố cơ bản, sức mạnh chủ yếu và động lực quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sức mạnh của mối quan hệ đó ngày càng được tăng cường và khẳng định trong thực tiễn lịch sử Việt Nam không chỉ trên phương diện giữ nước, mà còn cả trên phương diện dựng nước, không ai có thể tranh giành, bác bỏ và phủ nhận.
Từ trước đến nay các thế lực thù địch, phản động bên trong và bên ngoài luôn tìm mọi cách phá hoại, công kích vào mối quan hệ mật thiết đó. Hiện nay, “các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng”.
Chúng ra sức lợi dụng những hạn chế, khuyết điểm của chúng ta trong quá trình đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, công khai kích động nhân dân chống đối lại Đảng.
Không thể vì sự hạn chế, khuyết điểm nào đó, vì những khó khăn của đất nước trên con đường đi lên, mà nói bừa rằng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và dân không còn nữa; rằng nhân dân không cần phải tin và theo Đảng, rồi kích động, hô hào nhân dân chống đối lại Đảng và chế độ!
Thực tiễn cho thấy, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, mọi người dân Việt Nam đều cảm nhận được rất rõ ràng, được thụ hưởng cụ thể thực sự trong cuộc sống hàng ngày, được cả thế giới ngưỡng mộ và lạc quan tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam.
Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân.
Nhân dân là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ gắn bó chặt chẽ với nhau; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Đảng thực sự "gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình" đúng như Hiến pháp Việt Nam đã hiến định.
Những hạn chế, khuyết điểm của chúng ta trong quá trình xây dựng đất nước là có thực, nhưng đó là những hạn chế và khuyết điểm trên con đường đi lên.
Lợi dụng những hạn chế, khuyết điểm của các cấp ủy đảng và chính quyền, của một số cán bộ, đảng viên trong thực hiện chủ trương, chính sách để nói xấu, công kích, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân không phải là hành động “vì dân”, “vì nước”, mà đó là hành động của các thế lực thù địch, của những kẻ “đục nước béo cò”.
Hành động đó chỉ có thể làm hại đến sự ổn định chính trị - xã hội và nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.
Tình hình mới vừa đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ Đảng - dân vừa đặt ra những yêu cầu, nội dung mới đối với việc tăng cường mối quan hệ đó.
Chúng ta cần phải dành công sức nhiều hơn nữa, tạo sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Phải tập trung sức chăm lo bảo vệ, nâng cao vai trò và năng lực cầm quyền của Đảng để Đảng thực sự xứng đáng là “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”, là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đồng thời, phải thực hiện chủ trương, chính sách hợp lòng dân, thực sự vì dân, như lời Bác Hồ đã dạy “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh“.
Vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt hiện nay là phải kiên quyết khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; “tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Uy tín của Đảng ra sao, mối quan hệ Đảng - dân bền chặt như thế nào phụ thuộc quyết định vào sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, vào phẩm chất, năng lực của mỗi cán bộ, đảng viên, vào việc chúng ta khắc phục như thế nào tình trạng tham nhũng, suy thoái.
Theo đó, cần nâng cao hiệu quả đấu tranh khắc phục tham nhũng, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng.
PGS. TS Nguyễn Mạnh Hưởng (Viện KHXHNV quân sự - Bộ Quốc phòng)
----------------------
Việt Nam vào Top đất nước đáng tham quan năm 2015
Việt Nam đứng thứ 10 trong danh sách của Tạp chí du lịch Wanderlust và nhận được 94,56% số phiếu bình chọn.
Tạp chí du lịch nổi tiếng của Anh Wanderlust vừa công bố giải thưởng du lịch trong năm 2015 (Wanderlust Travel Awards 2015).
Theo đó, Việt Nam đứng thứ 10 trong danh sách và nhận được 94,56% số phiếu bình chọn và Hội An đứng thứ năm trong danh sách bình chọn là đất nước đáng tham quan và thành phố yêu thích hàng đầu thế giới.
New Zealand xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ và giành vị trí quán quân ở hạng mục giải thưởng đất nước đáng để tham quan nhất với tỷ lệ bình chọn cao 97,78%.
Các vị trí tiếp theo là Namibia, Ethiopia, Bhutan, Zambia, Oman, Costa Rica, Lào, Myanmar/ Burma, Việt Nam.
Thành phố Luang Prabang (Lào) giành vương miện trong giải thưởng thành phố yêu thích nhất với tỷ lệ bình chọn 97,14%, tiếp theo là Bagan (Myanmar, 95%), Stockholm (Thụy Điển, 94,74%), Kyoto (Nhật Bản, 94,29%), Hội An (94,12%), Vancouver (Canada, 93,85%), Berlin (Đức, 93,51%), Rome (Italy, 93,13%), Vienna (Áo, 92,86%) và Krakow (Ba Lan, 92,5%).
---------------------