Khi bóng hồng đối mặt với ma túy

  • Cập nhật : 21/10/2014

 Trong lúc ngồi chờ ở phòng khách của Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa (Q.Bình Thạnh, TPHCM) tôi tình cờ gặp một người đàn ông cao to lực lưỡng, xăm trổ đầy mình, gương mặt có vẻ bất cần đời.

Anh rít một hơi thuốc lá dài rồi ném thẳng điếu thuốc xuống đất, nói vu vơ: “Chả phê”. Rồi người đàn ông ấy hất hàm qua tôi, hỏi chuyện: “Đi đâu tới đây?”. Tôi trả lời: “Đi thăm người nhà, còn anh?”. Anh đáp gọn lỏn: “Cai”. Tôi hiểu anh đến đây để cai nghiện ma túy.
 
Thấy tôi nhìn chăm chú vào bàn tay thiếu mất ngón trỏ của mình, anh ta nhếch mép cười: “Phê đá, chặt chơi!”. Tôi chợt nghĩ, có lẽ người đàn ông tôi vừa gặp là một trong những kiểu học viên mà nhân vật chính của tôi phải tiếp xúc mỗi ngày.
 
“Song kiếm hợp bích”
 
Tôi khá bất ngờ khi đến khoa Chống tái nghiện của Trung tâm Thanh Đa. Trong môi trường làm việc phức tạp này thì bác sĩ, chuyên viên tư vấn tâm lý lại đa phần là nữ (22 trong số 24 nhân viên). Nhân vật của tôi - bác sĩ Lê Thị Kim Thi và chuyên viên tâm lý Vũ Thị Ánh là 2 trong số những người phụ nữ “chân yếu tay mềm” ở đây. Trông thấy họ, tôi “nghĩ bụng” không biết những người phụ nữ này phải đối mặt ra sao với cơn “phê” thuốc của học viên. Nhưng bà Thi cười, giọng Huế nhỏ nhẹ: “Chống tái nghiện là phải kết hợp trị liệu y tế với trị liệu tâm lý. Công việc có lẽ cần sự mềm mại, sâu sắc của phụ nữ nhiều hơn là sức mạnh”.
 
Bác sĩ Lê Thị Kim Thi sắp sửa bước vào cái tuổi 60 nhưng nét duyên dáng vẫn ngầm toát lên trên gương mặt bà. Bà vẫn để tóc xõa ngang vai, nói năng nhẹ nhàng mà dứt khoát. Bước vào ngành y đã mấy chục năm trời, nhưng đây là năm thứ 6 bà gắn bó với việc điều trị y tế chống tái nghiện ở Trung tâm Thanh Đa. Lúc chuẩn bị về làm việc tại trung tâm, bà tự nhủ “mình lớn tuổi rồi, đi làm cho vui thôi”. Vậy mà khi đã dấn thân vào công việc, bà thấy mục tiêu “làm cho vui” xem ra đã “phá sản”. Nhưng bà bảo: “Cái chi cũng có cái hay của hắn. Già cả rồi mà còn được dốc lòng vào một công việc, suy ra cũng là may mắn”.
 
Bác sĩ Thi giải thích “ma túy hắn có nhiều dạng lắm”. Bởi vậy, khi một học viên bắt đầu cai nghiện, việc đầu tiên của nhân viên y tế là phải test xem học viên đang nghiện loại ma túy nào, ma túy tổng hợp hay heroin, từ đó xác định phương pháp điều trị. Sau khi học viên đi qua nhiều bước điều trị cai nghiện từ cắt cơn giải độc đến điều dưỡng, giáo dục, lao động… khoa Chống tái nghiện là nơi điều trị để các học viên mất dần cảm giác thèm nhớ ma túy.
 
Cũng gắn bó với khoa chống tái nghiện gần 6 năm nay, chị Vũ Thị Ánh so sánh đậm chất “kiếm hiệp” phương pháp trị liệu tâm lý của mình là “song kiếm hợp bích” với phương pháp điều trị y tế. Trị liệu tâm lý để thấu hiểu và song hành với những vướng mắc của học viên. Những chuyện này kể ra có vẻ “lý thuyết”. Vì ma túy có nhiều loại, con đường dẫn đến ma túy cũng có nhiều kiểu, người nghiện ma túy thì nhiều thành phần. Chính vì vậy công việc của bà Thi và chị Ánh cũng khó lòng “nêu khái niệm” hay tóm tắt theo kiểu “gạch đầu dòng”.
 
Cảm xúc “nhảy múa”
 
Chị Ánh có bề ngoài ấn tượng với nước da ngăm và mái tóc ngắn ôm sát gương mặt có phần cá tính, sự mạnh mẽ toát ra từ cách diễn đạt gãy gọn. Chị chia sẻ: “Môi trường làm việc ở đây nếu không vững chãi thì chắc không gắn bó được. Ngày nào cũng phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực của các học viên nên khó lòng tránh khỏi việc bị ảnh hưởng”. Trung bình mỗi ngày, mỗi nhân viên tại khoa Chống tái nghiện phải điều trị cho khoảng 10 học viên cai nghiện ma túy.
 
Con đường dẫn dắt vào ma túy ở mỗi học viên khác nhau, nhưng điểm chung là họ không tránh được những tổn thương trong não bộ, dẫn đến những kích động về mặt tâm lý. Cảm xúc “nhảy múa” liên tục. Có khi đang tỉnh táo và trò chuyện ngon lành, học viên bỗng cảm thấy bứt rứt và “sửng cồ”, đòi “dạy” cho bác sĩ và chuyên viên trị liệu tâm lý “một bài học”. Chuyện bị học viên xúc phạm có tần suất như cơm bữa. Nguy hiểm hơn, có những lúc học viên bị kích động, muốn “dạy” các cô “bằng tay”, khi ấy, không còn cách nào khác, bác sĩ và chuyên viên trị liệu tâm lý đành phải nhờ sự can thiệp của bảo vệ. “Nhưng đó là lúc họ bị kích động thôi, còn bình thường họ cũng đáng thương lắm” - bác sĩ Thi chia sẻ.
 
Chị Ánh tâm sự, ngày mới vào nghề, có những lúc chị cảm thấy thất vọng và nản chí vô cùng. Đó là khi học viên ra khỏi trung tâm với lời hứa như đinh đóng cột: “Em không bao giờ chơi lại ma túy nữa đâu”. Nhưng rồi, chỉ một vài tháng, họ lủi thủi quay lại trung tâm vì trót tái nghiện. “Lúc đó, cảm giác như tâm sức của mình đã đổ sông đổ biển”.
 
Thấy chị Ánh buồn, nhiều học viên hồn nhiên an ủi cô rằng: “Cô buồn làm gì! Trước em ở ngoải, ngày nào em cũng chơi. Giờ 3 tháng em mới chơi lại, cô còn muốn chi nữa?”. Hay kiểu an ủi như: “Cô đừng buồn mà. Ngày trước ra tới cầu Kinh là em chơi rồi. Giờ em kiềm chế dữ lắm. 2 tuần em mới chơi lại”… Lâu dần, Ánh cũng nhận ra, cai nghiện ma túy không phải 1-2 lần mà dứt điểm được ngay. Chuyện học viên tái nghiện sau vài tháng cũng gọi là một kết quả nhỏ. Chị nhủ lòng cần kiên trì hơn. Lần này học viên bỏ được 3 tháng, lần sau họ bỏ 6 tháng, rồi lâu hơn, lâu hơn đến khi họ từ bỏ được ma túy vĩnh viễn - như niềm hy vọng của chị, của các bác sĩ và chuyên viên tâm lý khác.
 
Bác sĩ Kim Thi giải thích việc điều trị ma túy loại heroin bằng phương pháp y tế thì dễ dàng hơn vì đã có thuốc đối kháng ma túy Naltrexone. Còn với ma túy tổng hợp, phương pháp điều trị phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Việc từ bỏ được hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của học viên.
 
Những học viên đặc biệt
 
Chuyên viên tâm lý có tính cách mạnh mẽ như chị Ánh cũng có lúc tâm sự rằng, công việc tư vấn tâm lý sợ nhất là những lúc xao lòng, những sự rung động rất thường tình.
 
Cách đây 6 năm, khi mới tốt nghiệp Đại học Văn Hiến chuyên ngành tâm lý, chị chọn về làm việc ở Trung tâm Thanh Đa. Khi ấy, cô gái trẻ chưa một “mảnh tình vắt vai” không tránh khỏi những rung động rất con gái. “Xao động nhất là khi một chàng trai ngồi dốc hết tâm sự với mình. Họ từng là người thành đạt, từng có địa vị, có học thức. Thế rồi, một biến cố xảy ra phá vỡ sự bình yên của họ. Họ tìm đến ma túy như một cách quên đời. Nghe họ kể, mình thấy thông cảm và thương họ vô cùng, thậm chí nhiều lúc cứ lầm tưởng đó là tình yêu” - giọng Ánh chợt chùng xuống.
 
Khi xuất hiện những cảm xúc đó, Ánh biết mình đã vi phạm vào khung điều trị tâm lý đối với học viên. Sau bao lần dằn lòng, chị đành phải tìm đến “má Thi” (cách các nhân viên ở khoa Chống tái nghiện gọi bác sĩ Thi - PV) trải hết nỗi lòng với má. Những lời khuyên giàu trải nghiệm, đầy sự dịu dàng của bác sĩ Thi giúp chị giải tỏa phần nào, cảm thấy nhẹ lòng hơn. “May mà mình giải tỏa được cảm xúc đó. Chứ nếu một mình tự bươn chải, tư vấn tâm lý cho học viên hồi lâu rồi không biết ai đang tư vấn cho ai luôn” - Ánh cười thật thà.
 
Gần 6 năm trời làm việc ở khoa Chống tái nghiện, bác sĩ Thi và chị Ánh chứng kiến biết bao nhiêu câu chuyện đau lòng với tác nhân là ma túy. Chị Ánh chia sẻ, đau lòng nhất là phải chứng kiến sự dằn vặt nội tâm của một bác học viên từng là cựu chiến binh. Con người đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường ấy không cam chịu việc mình không tử bỏ được ma túy. Do vậy, lúc lên cơn nghiện, ánh mắt họ lộ rõ sự đau đớn, khiến những người chứng kiến không tránh khỏi xót xa. Hoàn cảnh đưa đẩy bác học viên ấy đến với ma túy cũng thật đáng buồn. Khi mà có thằng con trót dính vào ma túy, bỏ mãi không được, bác ấy chủ quan bảo rằng: “Bố từng đánh Mỹ, rồi từng tham gia chiến trường Campuchia, đến chết bố còn không sợ. Ma túy là cái quái gì. Mày để bố thử, rồi bố bỏ cho mày xem. Rồi mày phải tìm cách mà bỏ nhé!”. Chỉ thế thôi, mà bác dính vào ma túy, rồi lại vật vã đi cai nghiện.
 
Bác sĩ Thi tâm sự: “Có chứng kiến những câu chuyện của ma túy, chúng tôi mới thấy rằng, việc hiểu biết của người dân về ma túy vẫn còn mù mờ lắm. Làm công việc này, tôi chỉ ước gì càng ngày càng ít học viên tìm đến chúng tôi. Có nghĩa là càng ít người dính vào ma túy và những người từng nghiện sẽ từ bỏ được ma túy vĩnh viễn”.
 

(Theo laodong)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo