Hỏi: Vợ tôi là nhân viên văn thư, làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn từ tháng 1.2005 đến hết tháng 6.2014 thì vợ tôi làm đơn xin nghỉ việc và được cơ quan chấp thuận theo nguyện vọng.
Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn
- Cập nhật : 27/05/2014
Hỏi:
Tôi có người anh hợp đồng lái xe cho Công ty TNHH vận tải hành khách Cao Nguyên. Xe khách mà anh tôi lái thuộc sở hữu của ông Trần Minh là thành viên Công ty. Anh tôi không ký kết hợp đồng với Công ty mà ký với ông Trần Minh, có sự chứng kiến của Giám đốc Công ty. Trong hợp đồng có điều khoản ghi rõ: “Khi xảy ra tai nạn thì lái xe có trách nhiệm tích cực nhất cùng với nhà xe bàn bạc và giải quyết hậu quả. Khi cơ quan điều tra kết luận: lái xe sai thì lái xe phải chịu xử phạt hình sự và bồi thường cho nạn nhân những tổn thất do mình gây ra”. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, anh tôi đã gây tai nạn làm chết nhiều người. Lỗi hoàn toàn do anh tôi. Nay vụ án sắp được đưa ra xét xử. Tôi mongluật sưtư vấn giúp tôi một số vấn đề sau:
1.Theo như hợp đồng đã ký kết thì trách nhiệm bồi thường trong vụ án này thuộc về anh tôi, hay chủ phương tiện là ông Trần Minh, hay thuộc về Công ty Cao Nguyên?
2.Điều khoản trên có phù hợp quy định của pháp luật không?
caole_alpha_911@yahoo.com
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 623, BLDS 2005 thì chiếc xe do anh bạn điều khiển được xem là nguồn nguy hiểm cao độ. Về nguyên tắc thì: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”.Tuy nhiên, “Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về anh trai bạn. Điều khoản thỏa thuận trên hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
(Theo luatgiaiphong)