Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội, trung bình hàng năm có khoảng hơn 6.000 vụ tai nạn lao động, trong đó có khoảng 500 vụ tai nạn chết người làm hơn 600 người thiệt mạng.
Tranh chấp lao động chủ yếu về tiền lương
- Cập nhật : 01/06/2014
Trước đó, năm 2011 đã xảy ra 188 vụ tranh chấp lao động. LĐLĐ TP đánh giá, nguyên nhân của các cụ tranh chấp lao động tập thể, chủ yếu xoay quanh vấn đề tiền lương (chiếm 75%) như nợ lương, chậm trả lương, nợ BHXH, BHTN… Ngoài ra, do tác động của lạm phát tăng cao khiến các vụ tranh chấp xảy ra nhằm yêu cầu doanh nghiệp cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca, cải thiện thu nhập, tăng tiền thuê nhà, xăng xe…
Gần đây nhất, trong hai ngày 18, 19-10, gần 1.700 công nhân Công ty TNHH SX XD GT Tài Lộc, quận 9, TP.HCM đã ngưng việc để yêu cầu tăng lương cơ bản, giảm số giờ tăng ca, tính lại mức phụ cấp cho người lao động. Trước yêu cầu của công nhân, đại diện công ty cho biết sẽ xem xét giảm giờ tăng ca, xem lại mức khoán sản phẩm nhưng bác yêu cầu tăng lương cơ bản cho công nhân, vì công ty đã thực hiện đúng chính sách lương của Nhà nước (vùng I, 2 triệu đồng/tháng), theo đó công ty chỉ xem xét khoản phụ cấp thâm niên.
Từ thực tế tham gia các vụ hòa giải tranh chấp lao động, ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban Quản lý Các KCX-KCN TP.HCM (Hepza, chia sẻ kinh nghiệm: Ngay khi xảy ra tranh chấp, có thông tin về ban, bộ phận quản lý lao động phải rà soát xem doanh nghiệp đó có bao nhiêu lao động, làm trong ngành nghề gì, chế độ, lương thưởng, giờ giấc làm việc ra sao. Từ nguồn “cẩm nang” này trực tiếp đến doanh nghiệp để tham gia hòa giải. Việc đầu tiên khi đến hiện trường là phải lắng nghe tâm tư của người lao động. Cụ thể, như tìm hiểu nguyên nhân vì sao có đình công, bao nhiêu người tham gia… Từ thông tin này sẽ ngồi cùng người lao động và người sử dụng lao động để hòa giải.
Theo ông Định, trong quá trình hai bên hòa giải, cơ quan quản lý chỉ đưa ra những gợi ý để tìm sự đồng thuận giữa hai bên. “Trong những tình huống nổ ra tranh chấp nếu cơ quan quản lý nhà nước nắm chắc thông tin về quan hệ lao động tại doanh nghiệp từ đó khéo léo vận động, gợi ý hợp lý sẽ hóa giải được các vụ đình công, gây được thiện cảm từ người lao động và người sử dụng lao động” - ông Định nói.
Hội thảo chuyên đề Tranh chấp lao động Vào lúc 7 giờ 30 sáng nay, 20-10, tại hội trường lầu 4, cao ốc Hoàng Việt, báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng ANHGROUP tổ chức hội thảo chuyên đề “Tranh chấp lao động và các vấn đề liên quan”. Tại buổi hội thảo, các chuyên gia sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về những vấn đề pháp lý thực tiễn liên quan đến hợp đồng lao động, tuyển dụng và các vấn đề về cạnh tranh, bảo mật, giữ lại lao động, thuê ngoài, trách nhiệm, giám sát lao động, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong mua bán, sáp nhập, tổ chức lại doanh nghiệp và chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, các chuyên gia cũng sẽ đưa ra những lời khuyên cho người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng lao động và nhiều thỏa thuận khác có liên quan như thỏa thuận đào tạo, thỏa thuận bảo mật nhằm giảm rủi ro tranh chấp lao động. |
Theo PHONG ĐIỀN// PLO