Người nông dân áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm vải xuất khẩu vào thị trường Mỹ
"Cuộc cạnh tranh sắp tới của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam để tồn tại và phát triển sẽ rất gay gắt. Khi Việt Nam gia nhập sâu và hàng rào thuế dỡ bỏ trong thời gian tới, Việt Nam ký kết một loạt hiệp định tự do thương mại, đối thủ quốc tế sẽ vào nước ta."
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT thừa nhận:
“Tôi là người ngoại đạo” nhưng “tôi có cái máu của người nông dân”. Cuộc cạnh tranh sắp tới của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam để tồn tại và phát triển sẽ rất gay gắt. Khi Việt Nam gia nhập sâu và hàng rào thuế dỡ bỏ trong thời gian tới, Việt Nam ký kết một loạt hiệp định tự do thương mại, đối thủ quốc tế sẽ vào nước ta.
Nếu như Trung Quốc sau một thời gian tăng trưởng nóng thì nay họ đang thay đổi chiến lược của mình bằng cách chuyển sang tăng trưởng chất lượng. Xét điều kiện tự nhiên Việt Nam có nhiều thuận lợi. Hiện nay, nhiều DN nông nghiệp đã thành công, thị trường tiêu thụ hàng hóa tiềm năng, rộng lớn…
Tuy nhiên, ba vấn đề lớn hiện nay của ngành nông nghiệp là công nghệ, quy mô và đào tạo nhân lực. Thời gian tới các đối tác của Mỹ, Nhật Bản… sẽ đến Việt Nam để phổ biến về công nghệ. FPT sẽ hợp tác với một số tập đoàn công nghệ cao trong nông nghiệp để trình diễn và tương lai sẽ triển khai 2 trung tâm công nghệ cao ở Hà Nội và TP.HCM. Qua các trung tâm quy trình áp dụng công nghệ sẽ được thực hiện từ giống, sản xuất, chế biến đến sản phẩm tới bàn ăn. Từ bài học Trung Quốc, chúng ta không nên phát triển “nóng”, thay vì phát triển lượng, ta tập trung phát triển chất - nâng cao giá trị sản phẩm.
Bà Nguyễn Nga - Việt kiều người Pháp, đại diện Công ty cổ phần đầu tư phát triển NN chia sẻ:
“Tôi rất ngạc nhiên khi nhân dân trả ruộng trong khi Việt Nam sản xuất gạo đứng thứ hai trên thế giới. Hiện nay, chúng ta chưa biết nâng cao giá trị sản phẩm. Tình trạng các DN nước ngoài vào Việt Nam thu mua tạo sữa gạo bán trên thế giới giá cao trong khi mình bán gạo với giá rẻ.
Cà phê Việt Nam chủ yếu sản xuất cà phê giống chất lượng thấp, xuất khẩu thô, trong khi các sản phẩm cà phê sau khi chế biến chất lượng tốt giao dịch trên thế giới giá rất cao. Hiện nay, diêm dân đang chết vì muối với giá chỉ 1.500đ/kg trong khi đó nếu biết liên kết giá muối xuất khẩu có thể lên tới 10.500đ/kg”.
Ông Trần Mạnh Báo, Tổng giám đốc Tổng công ty giống Thái Bình cho rằng: “Có tới 70 - 80% các đề tài nghiên cứu trong nông nghiệp nhưng do chưa có cơ chế thông thoáng nên ít giống cây chất lượng từ nghiên cứu của các viện nghiên cứu. Vì vậy, hiện nay có tình trạng nông dân dùng thóc thịt làm giống do chất lượng gạo kém.
Đề nghị Bộ NNPTNT khuyến khích DN tham gia để đạt hiệu quả cao hơn. Nếu như các Trung tâm nghiên cứu giống tại các tỉnh hoạt động không hiệu quả thì có thể cổ phần hóa. Là một trong ba yếu tố quan trọng trong nông nghiệp là giống cây, vì vậy cần phải có đầu tư hợp lý cho vấn đề giống.
Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Cổ Đông, Hà Nội:
DN hiện nay tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng rất khó khăn, hầu hết tự đầu tư. Trong khi đó, đầu tư cho nông nghiệp gặp nhiều rủi ro. Hiện nay, chúng ta đang tuyên truyền khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhưng khó khăn nhất là các cơ quan quản lý có đồng hành cùng với nông dân. Ngân hàng có thể xem xét nguồn vốn để đầu tư cho ngành (thế chấp bằng trang trại), chiến lược phát triển nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng có định hướng sản xuất trong nước hướng đến xuất khẩu. Nếu DN, tổ chức nông dân tự đầu tư thì Bộ có định hướng gì cho ngành chăn nuôi duy trì và phát triển?