Các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành. Khái niệm GĐPT trong luật hình sự Việt Nam chỉ đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp mà không đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý.
Dân chủ tư sản
- Cập nhật : 03/06/2014
Là chế độ chính trị - xã hội phát sinh và phát triển sau các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Anh, Pháp, Hoa Kì, của phong trào công nhân, nông dân và của các trào lưu tôn giáo. Từ sau Chiến tranh thế giới II, ở Châu Âu, CĐDCTS là kết quả của sự thoả hiệp giữa giai cấp tư sản với phong trào công nhân và với sự cộng tác của phong trào dân chủ xã hội. Ở Hoa Kì, CĐDCTS được thiết lập nhờ sự phát triển của mức sống dân cư cộng với sự liên hiệp chính trị - xã hội và đã đạt được những mức độ đáng kể. Ở Nhật Bản, CĐDCTS là kết quả của quá trình phi quân phiệt hoá đất nước. CĐDCTS xuất hiện trên nền của xã hội phong kiến mà đặc trưng là sự bất bình đẳng xã hội, sự khắt khe của tôn ti trật tự đẳng cấp và theo tầng lớp xã hội. Về bản chất, CĐDCTS là sự chuyên chính của giai cấp tư sản, đóng vai trò là "người gác đêm" của giai cấp tư sản, công cụ để củng cố cơ sở xã hội và nền tảng chính trị của chủ nghĩa tư bản. Đặc điểm quan trọng nhất của CĐDCTS so với các hình thức dân chủ có trước là việc đề cao vai trò của nhà nước và các thiết chế của nó. Đặc điểm thứ hai của CĐDCTS là dựa trên cơ sở một nền văn hoá chung và văn hoá chính trị cao của dân chúng. Nhờ vậy, dù tồn tại và phát triển trong khuôn khổ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, CĐDCTS vẫn được xem là một nguyên tắc chính trị được thừa nhận rộng rãi và trở thành cơ sở của hệ tư tưởng pháp quyền. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể chế độ chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, mà nhà nước có chính thể quân chủ lập hiến hay dân chủ cộng hoà. Chế độ dân chủ cộng hoà có thể là chế độ cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống hoặc bán tổng thống. Có chế độ lưỡng viện là thượng nghị viện và hạ nghị viện. Có chế độ một viện trong đó cơ quan lập pháp chỉ có một viện thường gọi là nghị viện hay quốc hội.