Tin kinh tế chiều 20-01-2015: Công bố gây xôn xao: 80 người giàu nhất nắm giữ một nửa tài sản thế giới - Ma trận tỷ phú Thái trên đất Việt

  • Cập nhật : 20/01/2015
 Công bố gây xôn xao: 80 người giàu nhất nắm giữ một nửa tài sản thế giới
Xu hướng về sự bất bình đẳng giàu - nghèo đang ngày càng gia tăng khi những người giàu nhất thế giới (1% dân số) sẽ sớm sở hữu hơn một nửa của cải của thế giới.
 
Nước chảy chỗ trũng
 
Một nghiên cứu của tổ chức từ thiện Oxfam cho biết, tài sản của 1% người giàu nhất thế giới đã tăng từ 44% vào năm 2009 lên 48% vào năm ngoái. Oxfam dự kiến 1% số người giàu nhất thế giới này sẽ sở hữu trên 50% tài sản của thế giới vào năm 2016.
 
Theo báo cáo vừa công bố hôm qua (19.1), 52% của cải toàn cầu nếu không thuộc 1% giới “tinh hoa” trên cũng sẽ thuộc số 20% người giàu nhất thế giới. Toàn bộ dân số thế giới còn lại có tổng tài sản chỉ chiếm 5%, với thu nhập trung bình của một người trưởng thành trong năm 2014 là 3.851 USD. Trong khi đó, người thuộc nhóm 1% có thu nhập trung bình 2,7 triệu USD/người.
 
Báo cáo 25 trang có tên “Working for the few” (Làm việc cho số ít) xuất phát từ thực tế thâu tóm quyền lực của giới thượng lưu giàu có, những người đã dựa vào chính trị để tạo ra các quy tắc có lợi cho họ trong hệ thống kinh tế. Kết quả nghiên cứu được đưa ra ngay trước thềm sự kiện Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ.
 
Bà Winnie Byanyima - Giám đốc điều hành của Oxfam, cũng là một trong 6 đồng chủ trì sự kiện Davos - cho biết, bà sẽ tận dụng ưu thế của mình tại cuộc họp này để yêu cầu hành động khẩn cấp nhằm thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trên toàn cầu.
 
"Sự gia tăng bất bình đẳng là nguy hiểm. Nó không tốt cho sự phát triển và gây hại cho công tác quản trị. Của cải dồn vào những đối tượng quyền lực, còn lại những người bình thường không có tiếng nói, quyền lợi của họ không được coi trọng" - bà Byanyima cho hay trong một cuộc phỏng vấn của tờ Guardian.
 
Vận động hành lang bằng tài sản thừa kế
 
Trong khi tài sản của 80 người giàu nhất thế giới tính bằng tiền mặt đã tăng gấp đôi trong thời gian từ năm 2009 đến 2014, Oxfam lưu ý, xu hướng tài sản thừa kế đang tăng lên, và nhất là tài sản đó được người giàu sử dụng như một công cụ vận động hành lang để tiếp tục tăng lợi nhuận của họ.
 
Báo cáo cho biết, hơn 1/3 trong số 1.645 tỉ phú do tạp chí Forbes thống kê là được thừa hưởng toàn bộ hoặc một phần tài sản, 20% có lợi nhuận trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm - và nhóm này có tài sản tiền mặt tăng thêm 11% trong 12 tháng, tính đến tháng 3.2014. Các khu vực này chi tới 550 triệu USD để vận động hành lang các nhà hoạch định chính sách ở Washington và Brussels trong năm 2013. Riêng trong năm bầu cử Mỹ - 2012, khu vực tài chính cung cấp 571 triệu USD đóng góp cho các chiến dịch tranh cử.
 
"Bất bình đẳng cùng cực không chỉ là một sự tình cờ hoặc là nguyên tắc tự nhiên của nền kinh tế. Nó là kết quả của các chính sách, và với những chính sách khác, bất bình đẳng có thể giảm đi. Tôi lạc quan là điều đó có thể thay đổi" - bà Winnie Byanyima nói.
 
Oxfam kêu gọi những người tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới trong tuần này, nơi tập hợp các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp, cam kết giải quyết vấn đề bằng cách ngăn chặn việc trốn thuế hoặc sử dụng sự giàu có để tìm kiếm ưu thế chính trị. Họ cũng kêu gọi các chính phủ thông qua kế hoạch 7 điểm để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giàu - nghèo, trong đó có một chính sách khẩn cấp về hành vi trốn thuế của các công ty, đầu tư vào các dịch vụ công miễn phí và việc tăng lương ở mức đủ sống cho người lao động.
------------------------

 Thống đốc: “Tái cơ cấu, hợp nhất ngân hàng sẽ quyết liệt hơn”

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, giai đoạn 2 của quá trình tái cơ cấu sẽ có những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, trong đó ngân hàng lớn phải nhận ngân hàng nhỏ hoặc có những tổ chức tín dụng sẽ do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp xử lý.
 
Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 của một ngân hàng tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết: Tái cơ cấu ngành ngân hàng đã đi qua giai đoạn 1 nhưng chỉ là dừng ở xử lý những ngân hàng yếu kém nhất trong hệ thống.
 
“Giai đoạn 2 sẽ có những tổ chức tín dụng mạnh hơn và thông qua đó để xử lý ngân hàng yếu, như ngân hàng lớn phải nhận ngân hàng nhỏ hoặc có những tổ chức tín dụng sẽ do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp xử lý. Việc tái cơ cấu hợp nhất ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai quyết liệt trong 6 tháng đầu năm”, Thống đốc Bình nhấn mạnh.
 
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, trước đây nhiều người vẫn nghĩ đã xử lý được các ngân hàng yếu kém nhưng thực ra chỉ là một phần. Giai đoạn 1 mới chỉ xử lý những tổ chức tín dụng yếu kém nhất trong hệ thống vì thời gian đó kinh tế vĩ mô còn bất ổn và nhiều cân đối trong hệ thống còn mong manh.
Theo ông Bình, trong thời gian đó, nếu “làm mạnh tay có thể khiến tình hình càng bất ổn”. Còn hiện nay, khi môi trường ổn định hơn, tiềm lực của Ngân hàng Nhà nước được nâng lên nhiều cho phép Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp mạnh mẽ quyết liệt hơn.
 
Đề cập tới tâm lý e ngại của các ngân hàng thương mại lớn, không muốn nhận các ngân hàng yếu kém về một nhà, Thống đốc cam kết: “Tôi xin khẳng định tham gia đợt này, các ngân hàng thương mại lớn không mất mát gì. Các ngân hàng chỉ phải bỏ công sức, uy tín, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, còn cơ chế chính sách, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu để làm sao các ngân hàng thương mại không bị thua thiệt”.
 
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố phê duyệt Đề án tái cơ cấu 4 ngân hàng thương mại nhà nước và phương án tái cơ cấu của 20 ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra mục tiêu trong năm naysẽ kiên quyết xử lý những ngân hàng yếu kém, không có triển vọng phục hồi và phát triển, kể cả giải thể, phá sản, can thiệp bắt buộc. Ngành ngân hàng cũng sẽ xử lý cơ bản tình trạng sở hữu chéo, hình thành một số ngân hàng thương mại quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh.
 
Theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước dự kiến năm 2015 sẽ thực hiện 6 thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng. Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đã khẳng định: Sẽ rốt ráo xử lý căn bản tình trạng nợ xấu để đưa nợ xấu về mức độ an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng (phấn đấu về mức 3% như Nghị quyết Quốc hội phê duyệt). Tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính; phấn đấu hình thành một số ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương khu vực.
 
Số liệu do Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho thấy, hiện tại thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, đáp ứng cơ bản yêu cầu tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến cuối tháng 11/2014, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt trên 430.000 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2011, nợ xấu giảm mạnh và chỉ còn chiếm 3,8% tổng dư nợ.
-------------------------
 Ma trận tỷ phú Thái trên đất Việt
Đối thủ trên thế giới giờ đây coi các tỷ phú Thái Lan như những người thâu tóm có sức mạnh ghê gớm trong rất nhiều lĩnh vực. Và họ đang càn quét thị trường Việt Nam. 
 
Thâu tóm “phần cứng”, tạo dựng “phần mềm”
 
Tos Chirathivat, 50 tuổi, con trai út của tỷ phú Samrit Chirathivat, người sáng lập Central Group đã chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tập đoàn này.
 
Kinh doanh của Central Group trải dài từ bán lẻ, thực phẩm, tới bất động sản, khách sạn. Năm 2014, tổng doanh số của Central Group đạt 270 tỷ baht (8,26 tỷ USD), tăng 19,3% so với năm 2013.
 
Sáp nhập và mua lại (M&A) là một chiến lược quan trọng để Tos Chirathivat mở rộng thị trường. Điển hình, năm 2011, Central Group chi 10 tỷ baht mua lại các cửa hàng bách hóa sang trọng của La Rinascente (Italy).
 
Năm 2010 - 2011, Trung Quốc là thị trường nước ngoài đầu tiên mà tập đoàn này đầu tư khi mở các cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại và hiện có 3 chi nhánh ở đó. Tuy nhiên, kết quả không được như kỳ vọng.
 
Tos Chirathivat cho rằng, thị trường Trung Quốc tuy có dân số đông, nhưng quá nhiều trung tâm mua sắm lớn và khách hàng không trung thành, nên ông chuyển hướng sang Đông Nam Á.
 
Trong năm 2014, Robins Department Store của Central Group đã có 2 điểm ở Hà Nội và TP.HCM.
 
Ông Tos Chirathivat đang kỳ vọng mức tăng trưởng ở thị trường Việt Nam sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của Central Group.
 
Biết nắm bắt thời cơ, thực hiện thương vụ nhượng quyền và thâu tóm các thương hiệu là bí quyết thành công của Central Group. Tos Chirathivat từng khẳng định, Central Group là một trong số ít nhà bán lẻ đa tầng trên thế giới, thâu tóm doanh nghiệp từ nguồn cung cấp hàng hóa cho tới hệ thống cửa hàng bán lẻ, sau đó tạo nên một phong cách tiêu dùng đặc trưng.
 
Đó là điểm cốt yếu trong chính sách xuyên suốt của Central Group.
 
Trước khi đặt bước tiến lớn vào thị trường nào, Central Group cần tìm một đối tác địa phương. Tại thị trường Việt Nam, ở mảng chuỗi siêu thị, cửa hàng bánh hóa, tập đoàn này đã đàm phán mua lại chuỗi của doanh nghiệp Việt Nam. Riêng ở chuỗi bán lẻ chuyên biệt, Central Group thông qua Công ty thành viên Power Buy mua 49% cổ phần Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT (NKT) - đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim. Thương vụ này, Nguyễn Kim được định giá 200 triệu USD.
 
Đại diện truyền thông của Central Group tại Việt Nam cho biết, cuối tháng này, hai bên sẽ chính thức công bố với các đối tác kinh doanh tại Việt Nam về việc thay đổi nhân sự cấp cao và chiến lược kinh doanh trong vòng 5 năm tới. Cụ thể, Tổng giám đốc
 
Central Group Việt Nam Philippe Broianigo sẽ kiêm luôn Tổng giám đốc điều hành tại Nguyễn Kim, trong khi ông Nguyễn Văn Kim vẫn nắm vai trò Chủ tịch HĐQT.
 
Nguyễn Kim có 21 siêu thị điện máy trên cả nước. Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2014, Công ty đạt doanh số bán hàng hơn 8.400 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 352 tỷ đồng. Còn Power Buy đang có 80 cửa hàng bán lẻ điện máy, điện tử tại Thái Lan.
 
Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát của Thapana Sirivadhanabhakdi, 39 tuổi, con thứ tư của ông trùm Charoen Sirivadhanabhakdi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn đồ uống ThaiBev. ThaiBev đang hoạt động mạnh trong lĩnh vực bia, đồ uống không cồn và các doanh nghiệp thực phẩm, thông qua các công ty con như Oishi Group, Sermsuk, Berli Jucker (BJC), Siam, F&N.
 
Trong đó, BJC có hứng thú với lĩnh vực phân phối, bán lẻ. Ông Charoen Sirivadhanabhakdi từng theo đuổi mua
 
Carrefour ở Thái Lan cách đây vài năm, nhưng thất bại. Sau đó, ông tính chuyện mua chuỗi Tesco Lotus ở Thái Lan. Và cuối cùng lại mua Metro Cash & Carry Việt Nam.
 
Thương vụ này đang bị các cổ đông nhỏ lẻ phản đối, nhưng TCC Holding Company Limited (TCC) - cổ đông lớn nhất của BJC sẽ mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam. TCC đang tiếp tục đàm phán với đối tác bán về việc mua lại phần vốn và tìm kiếm sự đồng thuận trong các điều kiện mới phát sinh.
 
Năm 2013, BJC chi 32 triệu USD mua 65% cổ phần Thái An, một doanh nghiệp bán lẻ ở Hà Nội - một tên tuổi ít người biết đến, nhưng có mối quan hệ với 200 nhà phân phối, 2.500 nhà bán buôn và hàng chục ngàn nhà bán lẻ tại các chợ truyền thống. Ngoài ra, Charoen Sirivadhanabhakdi đã trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
 
Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi đã có Tập đoàn Charoen Pokphand (C.P Group) của tỷ phú Dhanin Chearavanont. C.P Group là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về thức ăn chăn nuôi, người nuôi tôm lớn và nhà sản xuất thịt gia cầm lớn nhất thế giới. Doanh thu năm 2013 của C.P Việt Nam đạt hơn 1,8 tỷ USD.
 
Nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị 3F (Feed - Thức ăn/ Farm - Chăn nuôi/ Food - Thực phẩm), C.P Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hệ thống bán lẻ thực phẩm trên toàn quốc.
 
Còn ở lĩnh vực vật liệu xây dựng thì có SCG. Năm 2012, The Lawaplastic Industries (Saraburi) thuộc SCG đã mua 20% cổ phần của Nhựa Bình Minh và 23% cổ phần Nhựa Tiền Phong (với tổng giá trị 900 tỷ đồng), mua 85% cổ phần Prime Group (gần 5.000 tỷ đồng).
 
Chiếm kênh phân phối để thôn tính thị trường
 
Trong 8 năm qua, Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại (Vinexad) đã tổ chức khoảng 50 hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm có khoảng 6 hội chợ tại Hà Nội và TP.HCM.
 
Hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan năm 2015 đang diễn ra ở Hà Nội từ ngày 15-18/1. Hội chợ trưng bày thực phẩm, đồ uống; hàng gia dụng; dệt may; trang sức; thiết bị điện; sản phẩm chăm sóc sức khỏe; linh kiện ô tô; xe đạp và phụ tùng; sản phẩm trang trí gia đình và đồ lưu niệm.
 
Sự xuất hiện hàng Thái ở các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam được cho là nhạy bén, khi hàng Trung Quốc đang mất dần vị thế.
 
Bà Võ Như Loan, 56 tuổi ở đường Lê Duẩn (Hà Nội) chia sẻ: “Chất lượng hàng tiêu dùng Thái Lan không tốt bằng Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, nhưng rõ ràng tốt hơn hẳn hàng Trung Quốc và Việt Nam, trong khi giá cả chỉ nhỉnh hơn đôi chút, nên tôi chọn hàng Thái Lan”.
 
Dĩ nhiên, đây chỉ là một trong những lý do thiên thời, địa lợi, nhân hòa để doanh nghiệp Thái Lan nhảy vào Việt Nam với tâm thế càn quét mạnh trên các lĩnh vực như vậy. Nhưng suy cho cùng, cuộc chiến hội nhập giờ không còn nằm ở vũ khí tài chính, mà phải chiếm lĩnh các kênh phân phối. Việc tổ chức hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan mỗi năm vài lần như vậy sẽ giúp họ nhanh chiếm được kênh bán hàng truyền thống ở Việt Nam.
 
Trong khi đó, ở kênh phân phối, bán lẻ hiện đại đa tầng như các trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị cửa hàng tiện lợi đã có các tập đoàn, công ty lớn dưới quyền kiểm soát của các tỷ phú. Đầu tiên, Công ty BJC (TCC) mua Metro Cash & Carry là kênh bán sỉ và mua Familymart của Tập đoàn Phú Thái là kênh bán lẻ, tiện lợi. Central Group mua Nguyễn Kim để sở hữu kênh bán lẻ điện máy chuyên biệt. Cuối cùng, Central Group tự mở trung tâm mua sắm hiện đại Robins Department Store ở Hà Nội và TP.HCM để phân phối hàng tổng hợp.
 
Giới tư vấn chiến lược cho rằng, nếu người Thái chiếm được kênh phân phối có nghĩa là họ chiếm được thị trường, bởi khi sản phẩm hàng hóa không bán được thì có thể thay bằng sản phẩm khác, nhưng hệ thống phân phối thì luôn phải duy trì.
 
“Người Thái đã đi rất thông minh, vì nếu dùng tài chính, họ không chơi lại được với người Mỹ, Singapore, nên họ chọn việc thâm nhập thị trường Việt Nam bằng kênh phân phối. Giới kinh doanh Thái Lan cho rằng, với sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), thị trường sẽ không thuộc riêng của đất nước nào”, ông Robert Trần, Tổng giám đốc khu vực châu Á và Mỹ của Tập đoàn tư vấn chiến lược Robeny (Canada) nhận định.
------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo