Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết vừa phối hợp Cục Cảnh sát kinh tế (C46) kiểm tra phát hiện số lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu, giả mạo thương hiệu.
Lô hàng này không hóa đơn chứng từ trong kho hàng quốc nội, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình, TP.HCM).
Cụ thể, lô hàng hơn 3.000 sản phẩm gồm các loại quần áo, giày, ví da, thiết bị di động... mang các thương hiệu ngoại như Nike, Gucci, Versace đựng trong các bao lớn.
Đặc biệt, có hơn 1.500 đôi giày hiệu Nike có tem nhãn ghi rõ được sản xuất tại VN. Tuy nhiên, trên một số sản phẩm loại này có các tem nhãn chữ Trung Quốc còn sót lại. Bước đầu cơ quan chức năng xác định lô hàng có xuất xứ từ Trung Quốc được vận chuyển theo đường hàng không vào TP.HCM tiêu thụ.
Hiện vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra nhận là chủ lô hàng trên. Cơ quan chức năng thu giữ lô hàng và điều tra tìm kiếm chủ hàng, trên bao bì chứa hàng ghi rõ nhiều số điện thoại, tên người nhận hàng.
Buổi hòa giải do UBND thị trấn Sa Rài tổ chức giữa ông Nguyễn Hoàng Tâm - giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Tân Hồng và bà Thảo không thành. Vụ việc được chuyển TAND huyện thụ lý.
Tuổi Trẻ đã thông tin vụ ông Nguyễn Hoàng Tâm, giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Tân Hồng tự tiện dỡ nhà bà Nguyễn Thanh Thảo, ngụ khóm 3, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng khi bà không có nhà.
Sáng nay (17-1), ông Lâm Trần Ngoan, chủ tịch UBND thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), cho biết buổi hòa giải do UBND thị trấn Sa Rài tổ chức giữa ông Tâm và bà Thảo đã không thành. Vụ việc sẽ được chuyển Tòa án nhân dân huyện thụ lý theo thẩm quyền.
Theo ông Ngoan, do ông Tâm không thống nhất với bảng kê tài sản trong căn nhà của bà Thảo (hơn 20 vật dụng cùng căn nhà có giá trị tổng cộng 40 triệu đồng) mà chỉ chấp nhận 5 vật dụng gồm bình và bếp gas, giường ngủ, kệ đựng chén, nồi niêu xoong chảo, ông Tâm cho rằng tổng trị giá các món đồ này khoảng năm triệu đồng. Riêng căn nhà thì ông Tâm cho rằng bị mục nát nên đồng ý hỗ trợ cây, lá để bà Thảo cất lại nhà ở địa điểm khác.
Trong khi đó, phía bà Thảo cũng không thống nhất với ý kiến của ông Tâm vì cho rằng việc ông Tâm dỡ nhà mình là tùy tiện, không có chứng kiến của cơ quan có thẩm quyền là sai trái. Số tài sản thất thoát nhiều nhưng ông Tâm thừa nhận ít. Điều đó thể hiện ông Tâm thiếu thiện chí trong việc khắc phục hậu quả.
Hiện bà Thảo đang tiếp tục hoàn tất các thủ tục để kiện ông Tâm ra tòa.
Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, mặc dù có hộ khẩu hợp pháp trong ngôi nhà của mình, nhưngdo bà Thảo đi làm ăn xa, khi trở về thấy ngôi nhà mình chỉ còn lại đống tro tàn.
Hỏi ra mới biết ngôi nhà đã bị ông Nguyễn Hoàng Tâm, giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Tân Hồng tự ý dỡ đi khi bà Thảo không có ở nhà.
Theo hồ sơ vụ việc, năm 2010, chồng bà Thảo là ông Trần Thanh Tùng (đã mất) có thuê phần đất của Trung tâm Văn hóa huyện Tân Hồng để kinh doanh hoa kiểng, đồng thời nhận chăm sóc, quản lý số cây kiểng trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa.
Năm 2012, bà Thảo kết hôn với ông Tùng và cũng trong năm này bà sinh được một cháu trai tên Trần Thanh Toàn. Cả ba thành viên trong gia đình bà Thảo có đăng ký hộ khẩu tại ngôi nhà nói trên.
Tháng 9-3013, hai vợ chồng bà Thảo mới đăng ký và được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, đến tháng 12-2013, ông Tùng đột ngột qua đời.
Do chồng mất đột ngột và con còn nhỏ nên bà Thảo phải bươn chải đến tận tỉnh Tây Ninh làm thuê. Thời gian đó ngôi nhà của vợ chồng bà Thảo thường xuyên đóng cửa.
Mới đây, khi đến ngày cúng giáp năm cho chồng, bà Thảo quay về định dọn dẹp nhà thì thấy ngôi nhà của mình đã bị dỡ mất. Nhiều vật dụng trong nhà như bàn ghế, bếp gas, quạt điện, nồi niêu… cũng không cánh mà bay. Trên nền nhà còn sót lại mấy đống tro tàn. Ngay cả bàn thờ cùng di ảnh của chồng bà Thảo cũng bị đem bỏ ở một góc vườn. Hỏi ra mới biết nhà bà đã bị ông Tâm đứng ra dỡ, các vật dụng trong nhà cũng đã bị ông Tâm kêu hàng xóm lại cho.
-------------------------
Sẽ có xử phạt “nóng” ATM
Sẽ thành lập đoàn công tác thanh tra, kiểm tra một loạt ATM trên địa bàn TP.HCM, trong đó tập trung vào một số khu vực có lượng giao dịch cao như khu công nghiệp, khu chế xuất...
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết như trên.
Động thái này nhằm chấn chỉnh chất lượng dịch vụ ATM, vốn bị báo chí phản ánh còn nhiều bất cập từ đầu năm đến nay.
Đại diện cục cũng cho biết trong thời gian gần đây đã kiểm tra rất nhiều ATM, và có nhắc nhở các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ yếu chấn chỉnh mỹ quan của các ATM như không để buôn bán, kinh doanh trong khu vực ATM, ATM phải có camera quan sát...
Ngoài gửi văn bản khuyến cáo đến các tổ chức tín dụng về nội dung và mức xử phạt các lỗi vi phạm theo nghị định 96, cục cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ trong việc cấp phép mới các ATM với những tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng thẻ.
Trong nhiều trường hợp, cục cũng đang tính tới phương án xử lý “nóng” các trường hợp vi phạm theo quy định 96.
Nghĩa là khi nhận phản ảnh, cục sẽ cử người đến kiểm tra, xác định lỗi, đồng thời làm việc ngay với đại diện của ngân hàng phát hành máy. Sẵn sàng lập biên bản cũng như ra mức xử phạt nếu có chứng cớ rõ ràng.
---------------------------