Tin thế giới chiều 07-01-2015:Các nước Châu Âu: Dồn Putin đến chân tường không phải chính sách hiệu quả - Trung Quốc giúp Nga vượt khó: Bằng cách nào và để làm gì?

  • Cập nhật : 07/01/2015
Các nước Châu Âu: Dồn Putin đến chân tường không phải chính sách hiệu quả
 Cảm nhận rõ rệt tác dụng ngược của lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, cũng như muốn thoát khỏi sức ép của Mỹ, nhiều nhà lãnh đạo và quan chức Châu Âu đã đồng loạt thúc giục chấm dứt các biện pháp trừng phạt này.
Dòng sự kiện Căng thẳng Ukraina     
 
"Mục đích khác"
 
Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Pháp Inter hôm 5.1, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng các nước phương Tây nên ngừng đe dọa Nga bằng các biện pháp trừng phạt mới, mà thay vào đó, nên giảm bớt các biện pháp trừng phạt hiện nay để đổi lấy những tiến bộ trong tiến trình hòa bình ở Ukraina. Ông cho rằng, dồn Tổng thống Vladimir Putin đến chân tường không phải là một chính sách hiệu quả, và cũng tỏ ra lo ngại về tác động kinh tế của các biện pháp trừng phạt Nga dội ngược lại Châu Âu. “Nếu Nga gặp khủng hoảng, điều đó không tốt cho Châu Âu. Tôi không ủng hộ một chính sách nhằm đạt được mục đích bằng cách làm cho mọi việc tồi tệ đi” – ông Hollande nói. “Tôi cho rằng trừng phạt phải dừng lại bây giờ”.
 
Tuy nhiên, ông cũng muốn đảm bảo rằng sẽ có tiến bộ trong đàm phán hòa bình Ukraina trước khi chấm dứt trừng phạt. Ông tỏ ra hy vọng các bên sẽ đạt được hiểu biết chung trong cuộc đàm phán 15.1 tới tại Kazakhstan. Cuộc gặp do Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko tổ chức, và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tham dự cuộc họp.
 
Ngoài ra, ông Hollande cũng cho rằng quan điểm của Nga đã bị hiểu sai. “Ông Putin không muốn sáp nhập miền đông Ukraina vào Nga, tôi chắc chắn vậy, ông ấy đã nói với tôi như thế,” Tổng thống Pháp nói. “Điều ông ấy muốn chỉ là duy trì ảnh hưởng. Điều ông Putin muốn là Ukraina không trở thành thành viên NATO. Ý tưởng của ông ấy là không có một căn cứ quân sự ở biên giới của Nga”.
 
 Trước đó một ngày, tại Berlin, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cũng tỏ ra lo ngại về tác động của lệnh trừng phạt với sự ổn định ở Nga, và mở rộng ra là khiến tình hình Châu Âu trở nên nguy hiểm hơn, gây ra hậu quả tiêu cực với toàn thế giới. “Những kẻ muốn điều đó đã gây ra tình hình nguy hiểm hơn cho tất cả chúng ta ở Châu Âu. Những kẻ muốn làm bất ổn ở Nga về kinh tế và chính trị đang theo đuổi mục đích khác” – ông Gabriel nói với tờ Bild am Sonntag. Ông cho rằng, mục đích của lệnh trừng phạt với Nga là buộc Chính phủ Nga trở lại bàn đàm phán để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Ukraina, song siết chặt cấm vận có thể loại trừ Nga khỏi mối quan hệ đối tác đó.
 
Phó Thủ tướng Đức khẳng định, mặc dù có những kẻ ở Đức và Mỹ “muốn hạ đo ván cường quốc đối thủ của họ”, song đó không phải là lợi ích của Đức hoặc Châu Âu. “Chúng tôi muốn giúp giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina chứ không phải là buộc Nga quỳ gối”.
 
Tương tự, Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja cũng đồng ý quan điểm rằng lệnh trừng phạt không nhằm làm tổn hại nước Nga mà là sức ép để Nga tích cực tham gia đàm phán. Ông nói lệnh trừng phạt này không có lợi cho Châu Âu, và cần phải ngừng các biện pháp trừng phạt mới.
Tác động ngược
 
Có thể thấy rõ rằng Châu Âu đang cảm nhận rõ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga tác động tới chính họ như thế nào. Mỹ không giao dịch thương mại nhiều với Nga như Châu Âu nên tác động của lệnh cấm vận với Mỹ không lớn. EU, ngược lại, phụ thuộc khá nhiều vào thương mại với Nga, chưa nói tới vấn đề khí đốt hay dầu lửa. Việc Nga áp đặt các biện pháp cấm vận nông sản trả đũa với nhiều nước Châu Âu đã khiến nông dân các nước này lao đao. Hiệp hội nông nghiệp lớn nhất của Pháp - Liên minh các nhà điều hành nông nghiệp quốc gia đã nói rằng, lệnh cấm của Nga có thể đẩy Châu Âu vào một cuộc khủng hoảng thị trường. Hà Lan, Đức, Ba Lan là những nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất Châu Âu vào Nga. Trước khi có lệnh cấm vận, Nga nhập 36,7% thịt, 32,6% trứng, sữa, mật ong, 30,4% rau, 24,2% hoa quả từ Châu Âu – theo số liệu năm 2014.
 
Còn với Pháp, nóng nhất là vấn đề 2 tàu sân bay Mistral mà Nga đã đặt hàng của Pháp. Một tàu đã hoàn thành nhưng Pháp trì hoãn bàn giao cho Nga vô thời hạn trước sức ép của Mỹ. Việc không bàn giao, hoặc bàn giao chậm, sẽ khiến nước Pháp tốn hàng tỉ USD bồi thường.
 
Một nhà ngoại giao EU cuối tháng 12 vừa qua nói với hãng tin Nga ITAR-TASS rằng, Áo, Hungary, Italia và Pháp muốn cải thiện quan hệ với Nga. Việc xem lại lệnh trừng phạt của EU với Nga sẽ được thảo luận tại cuộc gặp của các ngoại trưởng EU vào 19.1 tới. Người phát ngôn chính sách đối ngoại của EU Maja Kocijancic nói rằng, cuộc gặp này sẽ tập trung vào việc tạo ra một chiến lược chung của Châu Âu với Nga. Trước đó, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cũng phát biểu: “Chúng ta sẽ không tìm được giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng Ukraina nếu không có một chiến lược thích hợp và bền vững, cứng rắn và có trách nhiệm với Nga”.
 
Như Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bình luận trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình France 24, rằng nếu việc trừng phạt là phản ứng của Châu Âu với những động thái tích cực của Nga trong việc giải quyết vấn đề Ukraina, thì “một lần nữa tôi chỉ có thể nói rằng, chúng ta đã đánh giá quá cao sự độc lập của Châu Âu trong chính sách đối ngoại”. 
-------------------------
Nga cho phép thuê binh sĩ nước ngoài
Chính phủ Nga vừa bắt đầu thực hiện chính sách thuê binh sĩ nước ngoài để tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang.
 
Theo Itar-Tass, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cho phép thuê người nước ngoài phục vụ quân đội trong ít nhất 5 năm. Điều kiện cần thiết là các binh sĩ nước ngoài này phải nói được tiếng Nga.
 
“Binh sĩ nước ngoài có thể tham gia thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong những tình huống quân sự, thậm chí cả xung đột vũ trang, theo các nguyên tắc và thông lệ của luật pháp quốc tế” - sắc lệnh của ông Putin khẳng định.
 
Điện Kremlin cho biết các công dân nước ngoài bị điều tra, phải hầu tòa, có tiền án tiền sự hoặc từng ngồi tù sẽ không được trở thành thành viên quân đội Nga.
 
Chính quyền Matxcơva bày tỏ hi vọng sẽ thu hút được binh sĩ từ các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Giới phân tích phương Tây nhận định đây là một trong những chiến lược của Nga nhằm chuyên nghiệp hóa lực lượng vũ trang.
 
BBC dẫn lời chuyên gia về quân sự Nga Pavel Felgenhauer cho biết trên thực tế hiện đã có khoảng 300 người nước ngoài phục vụ trong quân đội Nga. Trước đây người nước ngoài phải xin nhập tịch Nga để trở thành thành viên quân đội.
 
Hiên Nga vẫn đang sở hữu một căn cứ quân sự ở Armenia và triển khai hàng nghìn binh sĩ tại hai vùng ly khai của Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia. “Đưa binh sĩ Nga tới các khu vực này và vùng Trung Á là khá tốn kém. Tuyển dụng binh sĩ địa phương là động thái mang tính thực tế” - chuyên gia Felgenhauer đánh giá.
-------------------------
Châu Âu muốn dừng trừng phạt Nga
Khi tình hình ở miền đông Ukraine hạ nhiệt, các nước châu Âu bắt đầu nôn nóng muốn dỡ bỏ cấm vận Nga vốn gây ra nhiều tác dụng ngược đối với kinh tế châu Âu thời gian qua.
 
Tổng thống Pháp François Hollande ngày 5-1 cho biết các biện pháp cấm vận Matxcơva cần chấm dứt ngay khi vấn đề Ukraine có tiến triển. Trên đài France Inter, ông Hollande lạc quan rằng sẽ có tiến triển như vậy tại cuộc họp Nga, Đức, Pháp và Ukraine vào giữa tháng này tại Kazakhstan.
 
Bộ trưởng kinh tế và năng lượng Đức Sigmar Gabriel trước đó cũng bày tỏ quan ngại về những tác động ngược trở lại châu Âu của các biện pháp trừng phạt Nga, được áp dụng từ tháng 3-2014. Theo ông, có thể có một số thế lực ở Mỹ và châu Âu muốn "khuất phục” Nga nhưng việc trừng phạt Matxcơva chỉ đẩy châu Âu vào thế nguy hiểm.
 
Nhiều nước như Ý, Hungary, Slovakia cũng hi vọng sớm dừng việc cấm vận Nga. Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Ifo Hans-Werner Sinn cảnh báo nếu kinh tế Nga sụp đổ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngành công nghiệp Đức và các ngân hàng ở châu Âu.
------------------------- 

 Trung Quốc giúp Nga vượt khó: Bằng cách nào và để làm gì?

Tại thời điểm nước Nga đối mặt với thách thức kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, Moskva đã nhận được một cam kết quan trọng từ Bắc Kinh.
 
 Phát biểu ngày 22/12/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng trợ giúp Nga vượt qua những khó khăn về kinh tế. “Nếu phía Nga  yêu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong khuôn khổ khả năng có thể… Trung Quốc tin rằng Nga có đủ tiềm lực và sự thông thái để xử lý những thách thức kinh tế hiện tại”, ông Vương Nghị bày tỏ. 
 
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh nhiều “kẻ thù” của Nga đang hoan hỉ trước viễn cảnh kinh tế Nga “đang rơi vào khủng hoảng, suy thoái khó bề chống đỡ”, các tổ chức định mức của phương Tây đồng loạt tuyên bố sẽ hạ tín nhiệm của Nga xuống ngưỡng “không khuyến khích đầu tư”.
 
Theo các chuyên gia Trung Quốc, trợ giúp của Bắc Kinh cho Moskva có thể được thực hiện thông qua các cơ chế đa phương như “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” (SCO), Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Ngoài ra, còn có thể tiến hành trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác khung được ký kết giữa Ngân hàng Trung ương hai nước. Cụ thể hơn, đó là các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương, mở ra khả năng thanh toán các giao dịch thương mại bằng đồng ruble và nhân dân tệ (NDT), không dùng tới đồng USD. Nga và Trung Quốc mới đây đã ký kết một hợp đồng như vậy, với tổng trị giá lên đến 150 tỉ NDT (24,5 tỉ USD), có thời hạn 3 năm, kèm điều khoản kéo dài hợp đồng khi có sự đồng thuận của hai bên. 
 
Đương nhiên, tuyên bố sẵn lòng giúp đỡ Nga đặt trong bối cảnh quốc tế hiện nay mang đặc điểm chiến lược và tiềm ẩn những nguy cơ nhất định đối với Bắc Kinh. Mỹ, nước hiện là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, sẽ rất bất bình trước bước đi này. Trước đó, chính quyền Washington đã nhiều lần “bày tỏ” mong muốn Bắc Kinh tham gia vào các lệnh cấm vận chống Nga, nhưng không hề nhận được sự hưởng ứng nào. Nếu nước Nga có thể vượt qua bão khủng hoảng với mức tổn thất là tối thiểu và có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quan hệ Mỹ - Trung sẽ đứng trước những căng thẳng mới. 
 
Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, quan hệ Nga - Trung đã phát triển lên một tầm cao mới thời gian gần đây. Việc hai nước ký thỏa thuận triển khai các dự án hạ tầng lớn trong năm 2014 cho thấy tầm quan trọng của hợp tác song phương mà ở đó, Bắc Kinh có thể chấp nhận sự “nguội lạnh” trong quan hệ với Mỹ trong một chừng mực nhất định. 
 
Cách hành xử mang tính biểu tượng của Trung Quốc cho thấy quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh đã đạt đến cấp độ tin tưởng mới. Cả hai đều rất chú trọng và quyết tâm theo đuổi các dự án quy mô lớn, đặc biệt là hai tuyến đường ống dẫn khí trị giá hàng trăm tỉ USD, cùng với đó là hành lang vận tải từ khu vực miền Tây Trung Quốc tới châu Âu qua Nga. Mức độ thành công của các đề án này đến đâu đều phụ thuộc vào các diễn biến tại Nga. 
 
Trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến xu hướng kinh tế phát triển ổn định tại Nga cũng như hợp tác song phương Nga - Trung, tạo nền tảng tin cậy cho việc thực thi các dự án năng lượng quy mô lớn. Trung Quốc thừa hiểu, khủng hoảng kinh tế tại Nga đồng nghĩa với việc những thỏa thuận đã ký kết sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi triển khai và đó là điều mà Bắc Kinh không hề muốn. 
 
Vì vậy, có thể cắt nghĩa rằng, tuyên bố sẵn sàng trợ giúp Nga mà ông Vương Nghị đưa ra là một bước đi đã được tính toán kỹ. Nó sẽ chỉ tập trung vào việc hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các dự án hợp tác có tầm đặc biệt quan trọng với Trung Quốc, cung cấp tín dụng cho việc xây dựng, hoàn thiện. Ngoài ra, nó cũng là tiền đề thuận lợi để Bắc Kinh thể hiện chính sách ngoại giao độc lập và thực tế.
-------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo