Tin thế giới chiều 07-02-2015: Hy Lạp trước hai ngã rẽ Mỹ, Nga - Tổng thống Mỹ đề nghị Quốc hội trao quyền phát động chiến tranh

  • Cập nhật : 07/02/2015

 Hy Lạp trước hai ngã rẽ Mỹ, Nga

Có là bất ngờ không việc Tổng thống Mỹ Barack Obama vào cuối tuần qua tuyên bố rằng châu Âu chớ nên quá ép Hy Lạp đang suy kiệt? 
 
Có phải ông Obama chỉ nghĩ đến hiệu quả của việc “giải cứu” Hy Lạp mà Mỹ có phần đóng góp qua trung gian IMF? Hay là do dấu hiệu xích lại gần nhau mới đây giữa Nga với Hy Lạp hoặc khả năng chính quyền mới ở Athens có những “ngã rẽ” mới?
 
Thứ năm tuần trước, Hy Lạp kịch liệt lên tiếng phản đối việc EU trừng phạt Nga và cuối cùng đạt được kết quả là sẽ không có biện pháp trừng phạt mới thêm với Nga và rằng gói trừng phạt hiện nay sẽ chỉ kéo dài tới tháng 9 thay vì đến tận cuối năm 2015.
 
Trong bối cảnh đó, việc Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đáp trả lại trên truyền hình Mỹ CNBC hôm 30/1 rằng Nga sẽ xem xét việc cứu nợ Hy Lạp nếu Hy Lạp yêu cầu, có thể được xem như là một “lại quả” cho Hy Lạp đồng thời là một bàn đạp để Hy Lạp “mặc cả” với EU bằng “lá bài Nga”.
 
Tân Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias, trong một phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Athens News Agency hôm 1/2 nhấn mạnh rằng EU cần ngưng các bước “nóng nảy” chống Nga, suy nghĩ lại một cách lâu dài xem mình muốn làm gì với Nga, làm sao ổn định tình hình khu vực để có hành động tương thích.
 
Ông cũng quả quyết rằng Hy Lạp đoàn kết với “xã hội Ukraine” (ông không nói đoàn kết với chính phủ Ukraine) và rằng Hy Lạp muốn kiến tạo hòa bình cho Ukraine đồng thời giảng hòa Nga với EU. Ông nhấn mạnh “Hy Lạp không thể nghiêng về phe nào cũng như từ bỏ các quan hệ lịch sử với Nga”.
 
Hy Lạp không đồng lòng trừng phạt Nga và gần gũi Nga hơn là điều dễ hiểu về mặt địa lý, văn hóa và cả tôn giáo (cùng theo Nhà thờ Chính thống giáo). Từ đó dẫn đến quan hệ kinh tế Hy Lạp - Nga gắn bó đến nỗi trừng phạt kinh tế Nga cũng chính là trừng phạt kinh tế Hy Lạp.
 
Tháng 8 năm ngoái, khi Nga ra lệnh cấm nhập các mặt hàng thực phẩm từ EU để đáp trả lệnh trừng phạt của EU, thì cũng là lúc chấm dứt việc xuất khẩu nông sản Hy Lạp sang Nga, thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Hy Lạp đồng thời làm giảm lượng du khách Nga tới Hy Lạp, vốn đang góp đến 16% GDP của Hy Lạp và đạt 1,34 tỷ Euro năm 2013.
 
Các lệnh trừng phạt không những đã “gặm” nhiều vào việc trao đổi thương mại Hy Lạp - Nga, mà còn cản trở việc tập đoàn khí đốt Nga Gazprom mua lại một phần công ty khí đốt quốc doanh Depa của Hy Lạp với giá 900 triệu Euro, một món tiền lớn mà các chính phủ châu Âu đều đang mong thu hút được từ các nhà đầu tư nước ngoài…
 
Ngay cả Thủ tướng Pháp Valls cuối tuần qua cũng đã sang Bắc Kinh mời gọi nhà đầu tư Trung Quốc. Tất nhiên, không phải trong nội bộ EU cũng đều quyết liệt trừng phạt Nga như nhau tuy tất cả cùng nhất trí phải trừng phạt do đó đã là kỷ luật nội bộ.
 
Điều mà Ngoại trưởng Hy Lạp Kotzias đề cập, “ngay cả những đối tác của chúng tôi, những người không muốn cắt đứt với Nga, cũng đã nhìn chúng tôi một cách đồng cảm, một số còn ẩn sau chúng tôi”, không phải là vô căn cứ. Pháp cũng muốn “nghiêm chỉnh” kết thúc cho xong hợp đồng bán cho Nga hai tàu đổ bộ, chở trực thăng lớp Mistral!
 
Vào lúc mà Ukraine đang tuyệt vọng chống trả làn sóng ly khai ở miền đông thân Nga, buộc Mỹ phải cân nhắc khả năng cung cấp vũ khí, thì cả Mỹ và Nga đều đang muốn “tranh thủ” Hy Lạp nay đang muốn xích lại với Nga cũng là điều dễ hiểu.
----------------------
Thượng viện Nhật Bản chính thức thông qua dự luật chống khủng bố
Ngày 6/2, Thượng viện Nhật Bản đã phê chuẩn một nghị quyết chống khủng bố, trong đó lên án những vụ sát hại "không thể tha thứ" nhắm vào 2 công dân nước này của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
 
Nghị quyết trên đồng thời hối thúc Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ nhân đạo cho các quốc gia ở Trung Đông và châu Phi, như một phần trong nỗ lực của Nhật Bản đóng góp cho nền hòa bình thế giới. Trước đó hôm 5/2, Hạ viện Nhật Bản cũng thông qua một văn kiện tương tự.
 
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso thông báo các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) nhiều khả năng sẽ thảo luận cách thức ngăn chặn các nguồn tài trợ cho khủng bố tại hội nghị diễn ra trong 2 ngày (9-10/2) ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Trong một diễn biến liên quan tới IS, người đứng đầu nước cộng hòa Chechnya thuộc Nga, ông Ramzan Kadyrov cho rằng IS được tạo ra bởi Mỹ và các quốc gia Phương Tây khác, những nước đã tuyên bố một cuộc chiến ngầm với đạo Hồi./.
----------------------
Tổng thống Mỹ đề nghị Quốc hội trao quyền phát động chiến tranh
Trước những diễn biến mới nhất liên quan đến việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thiêu sống phi công người Jordan Mazz al Kassasbeh, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến trong tuần tới sẽ yêu cầu Quốc hội trao cho ông quyền phát động chiến tranh để đối phó với lực lượng thánh chiến đang hoành hành ở Iraq và Syria này.
 
Phát biểu trước báo giới ngày 5/2, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest xác nhận dự luật trao quyền sử dụng quân đội - quyền phát động chiến tranh - cho Tổng thống Obama trong cuộc chiến chống lại IS đã nhận được sự ủng hộ của các nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa.
 
Ông Earnest nhấn mạnh với văn kiện này, Tổng thống Obama muốn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ đến người dân, các đồng minh cũng như các kẻ thù của Mỹ về tinh thần đoàn kết và quyết tâm của giới chức Washington nhằm đánh bại IS.
 
Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner cũng hy vọng Tổng thống Obama sẽ đề xuất Quốc hội phê chuẩn dự luật trên, đồng thời kêu gọi chính quyền Dân chủ tăng cường hỗ trợ Jordan trong cuộc chiến chống IS.
 
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi, cho biết các nghị sỹ đang cân nhắc thời hạn của dự luật trên cũng như khu vực quân đội Mỹ được phép triển khai bộ binh.
 
Trong cuộc chiến chống IS hiện nay, Tổng thống Obama đã sử dụng quyền sử dụng quân đội mà quốc hội đã trao cho cựu Tổng thống George Bush để quyết định các hành động quân sự sau thảm kịch 11/9.
 
Với phạm vi quyền hạn đó, Tổng thống Obama khẳng định ông có quyền hợp pháp để triển khai khoảng 3.000 lính Mỹ đến Iraq thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và hỗ trợ các lực lượng an ninh sở tại, cũng như ra lệnh tiến hành 1.100 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS tại Iraq và Syria từ tháng Chín năm ngoái. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống Obama tuyên bố ông muốn Quốc hội trao quyền mới để sử dụng lực lượng quân đội.
 
Căn cứ theo yêu cầu của Tổng thống, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trung tuần tháng 12 năm ngoái đã thông qua dự luật cho phép Tổng thống sử dụng lực lượng quân đội chống lại IS cũng như các cá nhân và thế lực tiến hành các hoạt động chống đối với danh nghĩa của IS.
 
Dự luật cho phép sử dụng lực lượng quân đội trong các trường hợp cần thiết như bảo vệ hoặc giải cứu lính Mỹ, công dân Mỹ, các chiến dịch tình báo, dẫn đường cho các vụ không kích, các kế hoạch tác chiến hoặc các hình thức quân sự khác như cố vấn và hỗ trợ.
 
Tuy nhiên, dự luật cũng đề ra giới hạn cho phạm vi hoạt động của quân đội Mỹ, theo đó sẽ không tiến hành các chiến dịch tác chiến trên bộ quy mô lớn. Dự luật đề ra thời hạn ba năm và tổng thống có nhiệm vụ báo cáo tình hình trước quốc hội theo định kỳ hai tháng./.
---------------------
Anh theo Mỹ điều quân sang châu Á
Là đồng minh thân cận nên cả Mỹ và Anh đều khẳng định châu Á sẽ là ưu tiên trong chính sách ngoại giao của hai nước này thời gian tới.
 
Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên của Mỹ
 
Xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, thông điệp này đã được ứng cử viên chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định.
 
Ông Ashton Carter phát biểu trong cuộc điều trần ngày 4/2 về chức Bộ trưởng Quốc phòng tại Ủy ban Quân lực Thượng viện cho biết tái cân bằng với châu Á tiếp tục là một điểm nhấn quan trọng cho dù sức mạnh quân sự và ngoại giao của Mỹ hiện đang bị căng trải do các diễn biến tình hình tại khu vực Trung Đông và Ukraine.
 
Nói về vai trò của châu Á-Thái Bình dương với Mỹ, ông Carter cho rằng Mỹ đã góp phần duy trì được hòa bình và ổn định tại khu vực này trong nhiều thập kỷ qua. Ông Carter cũng tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Tổng thống Obama rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Afghanistan vào năm 2016.
 
Tuy nhiên, từ bài học rút quân khỏi Iraq và thực tế nước này hiện vẫn chưa thoát khỏi nội chiến triền miên, ông Carter cho biết ông sẽ can thiệp thuyết phục Tổng thống Obama thay đổi chính sách nếu diễn biến tình hình tại Afghanistan có chuyển biến.
 
Với Ukraine, người được dự báo sẽ dễ dàng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Quốc phòng cho biết ông ngả theo hướng tăng cường viện trợ quân sự, trong đó gồm cả việc bán các vũ khí sát thương, giúp Ukraine tăng cường khả năng tự vệ.
 
Liên quan tới cuộc chiến chống nhóm vũ trang "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, ông Carter tuyên bố thuần túy đánh bại nhóm chủ chiến này là không đủ mà Washington cần phải đạt được một thắng lợi mang tính lâu dài.
 
Theo đề xuất của ông Carter, song song với chiến dịch quân sự tiêu diệt nhóm IS ở Iraq và Syria, Mỹ cần phải giúp tạo ra các điều kiện để lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tăng cường huấn luyện và trang bị cho các lực lượng đối lập ở Syria là một trong những biện pháp cụ thể được ông Carter nêu ra.
 
Anh điều quân đến châu Á
 
Để đối phó với những thách thức an ninh đang gia tăng, bảo vệ lợi ích và đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Anh đang có kế hoạch triển khai quân tại khu vực này.
 
Thông tin này được tạp chí Jane's dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Anh, ông Philip Hammond khi ông đang ở Singapore cuối tháng 1/2015 vừa qua. Cụ thể, Anh chuẩn bị triển khai quân lính và khí tài cần thiết để bảo vệ lợi ích của Anh và các đồng minh trong khối FPDA tại Đông Nam Á trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng ở châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai.
 
FPDA - Thoả thuận quốc phòng 5 nước gồm Anh, Úc, Malaysia, New Zealand và Singapore. FPDA được thành lập vào năm 1971, là hiệp ước quốc phòng đa phương còn tồn tại ở Đông Nam Á. Theo nội dung trong hiệp ước, bất cứ cuộc tấn công nào vào các thành viên FPDA sẽ nhận lấy đòn giáng trả từ khối.
 
Theo ông Philip Hammond "có rất nhiều yêu sách về lãnh thổ tại khu vực" và nói ông thất vọng với việc hoà giải diễn ra chậm chạp bất chấp sự liên kết kinh tế đang tăng lên.
 
Đồng thời ông cũng lưu ý rằng các cường quốc bên ngoài khu vực đang chú ý đến các nguy cơ an ninh tiềm năng tại châu Á, nhưng cho rằng tất cả các vấn đề cần được giải quyết thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế.
 
Dù sẽ đưa quân đến châu Á-Thái Bình Dương để bảo vệ đồng minh nhưng ông Hammond khẳng định, Anh không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nhưng bác bỏ việc áp đặt luật lệ dựa trên sức mạnh quân sự ở châu Á, và cho rằng những tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này nên được giải quyết theo các quy định quốc tế.
 
"Điều quan trọng đối với sự ổn định trong khu vực, và cho sự toàn vẹn của hệ thống luật pháp quốc tế, là các tranh chấp trong khu vực nên được giải quyết không phải bằng vũ lực hoặc ép buộc mà thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Hammond nói.
 
Đảm bảo an ninh ở châu Á, nơi có đến gần 5.000 tỉ USD hàng hoá thông thương qua Biển Đông mỗi năm là trách nhiệm của nước Anh và các đồng minh, ông Hammond nhất mạnh.
 
Dẫn chứng cho mối quan hệ thân thiết với khu vực, ông Hammond đã nhắc lại việc Anh điều chiến hạm HMS Daring và hàng không mẫu hạm HMS Illustrious tham gia khắc phục hậu quả siêu bão Hải Yến tại Philippines cuối năm 2013, tàu nghiên cứu HMS Echo cùng tàu ngầm hạng nặng Tireless tham gia chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia hồi tháng 3/2014..."
 
Theo nhận định của Jane's, bài phát biểu của ông Hammond tại Singapore là lần đầu tiên FPDA đề cập đến tranh chấp ở Biển Đông. Về thực chất, bài phát biểu của Ngoại trưởng Hammond về việc Anh sẵn sàng triển khai các lực lượng quân sự đến châu Á là phản ánh ý định của Anh qua Báo cáo Chiến lược quốc gia về an ninh hàng hải, xuất bản tháng 5.2014.
 
Trong nội dung của báo cáo này gồm có "những lợi ích đáng kể về chính trị và kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương" và mối quan tâm đặc biệt của Anh với những diễn biến phức tạp về vấn đề an ninh, ổn định tại Biển Đông.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo