Sáng 15/1, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 19 đã lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy khóa XV và bầu bổ sung hai Phó Bí thư Thành ủy.
Nội dung quan trọng của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 19 là lấy phiếu tín nhiệm các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy khóa XV và bầu bổ sung Phó Bí thư Thành ủy khóa XV.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội - yêu cầu các cá nhân tham dự hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, công tâm, khách quan khi tham gia lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy khóa XV.
Đặc biệt, các cá nhân tham gia lấy phiếu phải căn cứ trên hai tiêu chí cơ bản là: năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cá nhân cán bộ để đánh giá, đảm bảo mỗi lá phiếu sẽ là một nhận xét, đánh giá chân thành, xây dựng và khách quan.
Đối với dự thảo báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 của Đảng bộ thành phố Hà Nội, Bí thư Hà Nội đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến phân tích, lãm rõ hơn những kết quả nổi bật, những mặt còn hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục ngay. Đồng thời nêu rõ những kiến nghị, đề xuất về nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phù hợp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2015 và cả nhiệm kỳ 2010-2015, nhất là công tác nhân sự phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020.
Về báo cáo kết quả kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy năm 2014, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đề nghị các thành viên tham dự hội nghị thẳng thắn đóng góp ý kiến không nể nang, né tránh, ngại va chạm.
Trước những bất cập trên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố các phương án phân luồng mới hợp lý hơn. Đặc biệt trong đó có việc tháo dải phân cách cứng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Căn cứu vào hồ sơ tổ chức giao thông đã được phê duyệt và tổ chức giao thông các khu vực phụ cận, Sở GTVT Hà Nội đã cùng Phòng Cảnh sát giao thông CATP và các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường, thống nhất bổ sung một số hạng mục tổ chức giao thông trên tuyến đường từ cầu Nhật Tân đến nhà ga T2 và đường 5 kéo dài.
Sẽ có nhiều thay đổi trong phương án phân luồng tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (Ảnh: Hữu Nghị)
Cụ thể, tại nút giao Phú Thượng sẽ xén đảo dẫn hướng đường từ đường Võ Chí Công lên cầu sát cột đèn chiếu sáng. Tại các tuyến đường lên, xuống nút giao Phú Thượng sẽ nghiên cứu điều chỉnh vạch sơn làn dừng khẩn cấp, sơn trắng đỏ bó vỉa quay các đảo, bổ sung biểu báo cấm dừng đỗ, phân làn.
Chỉnh sửa lại biển báo cấm người đi bộ, xe súc vật kéo, xe thô sơ, xe đạp điện theo đúng thông báo phân luồng tại các vị trí đầu cầu và đường dẫn. Sơn bổ sung trên mặt đường hình ô tô tại các vị trí có biển phân làn. Hồ sơ thiết kế cho phép tốc độ xe chạy 80km/h cần bổ sung cổng Pooctich để lắp đặt biển báo phân làn, tháo dỡ dải phân cách phân làn bằng bê tông.
Với cầu chính Nhật Tân sẽ được sơn bổ sung vạch sơn dẻo nhiệt phản quang sát lề đường, bó vỉa tại các vị trí đường cong. Bổ sung giấy phân làn vào dải phân cách giữa (như cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương). Bổ sung vuốt nổi dải lượn sóng 2 bên mái taluy đầu cầu.
Tại nút giao Vĩnh Ngọc được bổ sung biển báo cấm rẽ phải trên đường dẫn 2 đầu cầu từ đường Võ Nguyên Giáp lên đường 5 và đặt lại biển cấm rẽ trái.
Từ cầu Sông Thiếp đến cảng hàng không Nội Bài sẽ điều chỉnh nhóm biển báo tại đầu đường gom phía bờ bắc cho phù hợp, bổ sung biển chỉ dẫn hướng quay xe, dời biển hạn chế tốc độ (40km) lùi về phía đường gom 20m, xóa mũi tên nhập làn trên mặt đường (rẽ trái). Bổ sung tôn lượn sóng trên đường dành riêng cho ô tô.
Tại khu vực cảng hàng không Nội Bài kiến nghị bổ sung cổng Pooctich để lắp đặt biển báo phân làn, biển chỉ dẫn và tháo dỡ dải phân cách, phân làn bằng bê tông.
Trên tuyến đường 5 kéo dài, Sở GTVT Hà Nội cũng đưa ra nhiều thay đổi phân làn, phân luồng cho phù hợp với thực tế. Cụ thể sẽ bổ sung cổng Pooctich để lắp đặt biển báo phân làn, biển báo chỉ dẫn để tháo dỡ dải phân cách bê tông phân làn, khảo sát chỉnh sửa các điểm dừng đỗ xe buýt chưa phù hợp.
Tại nút giao Vận Trì - đường 5 kéo dài do việc mở hai vị trí quay đầu chưa hợp lý dẫn đến việc người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều gây mất an toàn, Sở GTVT đang nghiên cứu xén mở dải phân cách giữa hợp lý để phương tiện lưu thông và lắp đèn tín hiện, tổ chức giao thông cho phù hợp.
Nút giao cầu Đông Trù sẽ nghiên cứu thiết kế đặt dải phân cách, bổ sung biển báo tổ chức giao thông giữ đường gom để tránh phương tiện đi ngược chiều. Ngoài ra, Thanh tra GTVT phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông CATP cùng chính quyền địa phương xử lý các vi phạm…
--------------------------
Ngừng xuất bản cuốn sách sử kể chuyện Mã Viện bắt quân sĩ "cởi..."
Ngay sau khi báo chí phản ánh cuốn sách có tên "Trưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linh" với tình tiết Mã Viện hạ kế bắt quân sỹ cởi truồng mà giao chiến, Nhà xuất bản Giáo dục đã thông báo ngừng xuất bản cuốn sách và nghiêm túc kiểm điểm các biên tập viên liên quan.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 15./1, lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, cuốn sách nằm trong bộ sách được xuất bản năm 2009 từ kết quả cuộc thi Biên soạn truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa lịch sử hiện hành. Cuộc thi được tổ chức với mục đích góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí và giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ; các tác phẩm dự thi được xuất bản thành truyện tranh.
Sau khi phát hành, nhận thấy có một vài chi tiết chưa thực sự chính xác, hình ảnh chưa phù hợp với đối tượng độc giả nhỏ tuổi nên chúng tôi đã ngừng xuất bản cuốn sách và nghiêm túc kiểm điểm các biên tập viên liên quan. Từ đó đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không tái bản cuốn sách này.
Như báo chí đã đưa tin, cuốn sách có tên "Trưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linh" với tình tiết Mã Viện hạ kế bắt quân sỹ cởi truồng mà giao chiến.
Cụ thể, ở trang 30 và 31 có ghi: “Thấy khí thế Hai Bà Trưng quật cường, khó bề thắng, Mã Viện liền hạ kế bắt quân sỹ cởi truồng mà giao chiến. Các đội nữ binh của hai Bà trông thấy rất xấu hổ, ngượng ngùng quay đi, nhuệ khí vì thế mà suy giảm rất nhiều. Lợi dụng tình hình đó, Mã Viện thúc quân xông lên làm cho quân Hai Bà phải thua. Trưng Vương buộc phải rút quân về giữ Cấm Khê (nay thuộc Vĩnh Phúc). Lực lượng quân Mã Viện quá lớn, lại giở trò quỷ quyệt khiến các đội nữ binh phải bỏ chạy. Mã Viện thừa thế xua quân truy đuổi ráo riết…”.
Trong hình vẽ ở trang 30 của truyện tranh này, còn có hình ảnh quân của Mã Viện hùng hổ giơ gươm kiếm lên nhưng phần ở dưới thì… “cởi truồng” khiến cho các binh sỹ nữ của Hai Bà Trưng phải che mặt vì xấu hổ.
Chính vì vậy đã gây bức xúc trong dư luận, GS Sử học Phan Huy Lê cho biết: “Tất cả các sách nghiên cứu về chính sử từ trước đến nay chưa từng có chi tiết nào như truyện tranh Lịch sử của NXB Giáo dục phản ánh. Có chăng chỉ là những câu chuyện truyền miệng nhau thôi, nhưng câu chuyện ấy lại nói về Bà Triệu chứ không phải Hai Bà Trưng và không được sử sách ghi chép. Chi tiết phản cảm kia không có cơ sở lịch sử nào để NXB Giáo dục đưa vào sách, càng không nên đưa vào sách cho các em học sinh đọc…”.
--------------------------
Bộ Tư pháp xin ý kiến về quy định "xử phạt báo chí 100 triệu đồng"
Bộ Tư pháp xin ý kiến Chính phủ về việc có nên bổ sung quy định xử phạt đối với báo chí khi có hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về các lĩnh vực quản lý nhà nước như thống kê, tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Theo Bộ Tư pháp, trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật, đa số các bộ, ngành đồng ý với nội dung cơ bản của dự thảo. Tuy nhiên, qua thảo luận giữa các bộ ngành liên quan vẫn còn một vấn đề có ý kiến khác nhau cần xin ý kiến của Chính phủ. Đó là việc có cần thiết bổ sung Điều 8a sau Điều 8 trong Nghị định số 159/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản hay không?
Cụ thể, Điều 8a đề xuất phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố; phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường. Đồng thời, cơ quan báo chí, xuất bản buộc phải khắc phục hậu quả thông qua việc cải chính, xin lỗi về thông tin đã bị đăng, phát sai lệch và tiêu hủy, tịch thu các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm.
Theo Bộ Tư pháp, loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần thiết phải bổ sung Điều 8a bởi hành vi thông tin sai sự thật trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí mới chỉ quy định chung, chưa phản ánh đúng bản chất của hành vi vi phạm trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước đặc thù như lĩnh vực thống kê, giáo dục, quản lý giá, năng lượng nguyên tử.... Hơn nữa, đối tượng thực hiện hành vi đăng, phát, đưa tin sai sự thật trong các nghị định xử phạt vi phạm hành chính rất rộng, không chỉ riêng cơ quan báo chí mà còn có cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục thì việc đưa tin sai sự thật có thể là các cơ sở đào tạo, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cá nhân, tổ chức khác, trong đó không loại trừ báo chí; tương tự như vậy đối với các lĩnh vực khác như thống kê, khí tượng thủy văn, quản lý giá…
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước có sự khác nhau. Chính điều này lý giải cho việc các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hành vi vi phạm tương tự nhưng có hình thức và mức xử phạt khác nhau. Đơn cử như việc cùng hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật, nhưng nếu là hành vi này trong lĩnh vực thống kê sẽ gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách trên bình diện toàn quốc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tầm quốc tế; hay hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ sẽ gây tâm lý hoang mang trong toàn xã hội và bất ổn thị trường; thông tin sai sự thật về kỳ thi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh, gia đình của học sinh. Chính vì cùng một hành vi vi phạm nhưng xảy ra ở lĩnh vực khác nhau thì có hậu quả khác nhau, nên quy định mức phạt khác nhau đối với cùng hành vi vi phạm tại các nghị định xử phạt là có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên loại ý kiến thứ hai lại cho rằng không nên bổ sung Điều 8a vào Nghị định 159/2013 vì quy định tại Điều 8 Nghị định 159 đã bao quát hết các vi phạm nội dung thông tin trong các lĩnh vực và tính chất mức độ vi phạm để áp dụng mức phạt phù hợp.
Trong dự thảo tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Tư pháp cho biết đa số ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ (gồm Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đều cho rằng loại ý kiến thứ nhất là hợp lý, phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong quá trình thực hiện pháp luật.
Theo Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan soạn thảo nghị định này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
---------------------------