Vụ siêu lừa Huyền Như -9: TAND Tối cao: 'Huyền Như không có chức vụ có lấy được tiền của bị hại?' - Tòa truy vấn chủ trương Navibank đem 500 tỷ gửi Vietinbank

  • Cập nhật : 20/12/2014

 TAND Tối cao: 'Huyền Như không có chức vụ có lấy được tiền của bị hại?'

Trả lời thẩm vấn của VKS, cả Huyền Như và đại diện Vietinbank đều khẳng định bị cáo không phải là người có chức vụ và quyền hạn. "Nếu Huyền Như không có chức vụ liệu có lấy được tiền của bị hại?", HĐXX vặn và yêu cầu bị cáo trả lời vào phiên làm việc ngày mai.
 
"Trưởng phòng giao dịch không được coi là người có chức vụ quyền hạn mà chỉ có chức năng quản lý những tài sản và lao động cũng như thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại phòng giao dịch", đại diện ngân hàng này trả lời.
 
"Việc Huyền Như được quyền phê duyệt các giao dịch tối đa lên đến 50 tỷ đồng, như vậy có được coi là quản lý tài sản không?", VKS tiếp tục hỏi. Vietinbank tái khẳng định, việc phân cấp được giao dịch tối đa bao nhiêu tiền không đồng nghĩa với việc được quản lý tài sản.
 
Còn Huyền Như thì cho rằng: "Bị cáo cũng không biết mình có phải là người có chức vụ hay không mà chỉ quản lý các anh em tại phòng giao dịch theo bảng phân công lao động".
 
“Vậy trong trường hợp nếu bị cáo thực hiện lệnh chi sai làm thất lạc số tiền này thì ai là người triệu trách nhiệm phải trả lại”, VKS hỏi và Huyền Như nói "trách nhiệm thuộc về bị cáo".
 
Sau khi VKS kết thúc thẩm vấn, HĐXX quay lại hỏi Huyền Như và yêu cầu bị cáo trình bày nội dung đơn xin xem xét hoàn cảnh để xin lại căn biệt thự. Theo Như, tất cả các tài sản đều bị tịch thu để thi hành án. "Mẹ bị cáo đã già. Bị cáo lại có con nhỏ mới sinh. Chị gái bị cáo cũng vướng vào vụ án này và đang có 3 con. Tương lai cả 4 đứa trẻ đều phải giao cho mẹ bị cáo chăm nuôi. Vì vậy, bị cáo chỉ xin lại cho mẹ căn biệt thự thuộc dự án The Nam Hải ở Quảng Nam để tạo điều kiện cho mẹ bị cáo nuôi cháu”, Như nghẹn giọng.
 
Liên quan đến nội dung kháng cáo của Công ty Hưng Yên yêu cầu HĐXX phải hủy án sơ thẩm vì cho rằng đã vi phạm tố tụng. Đại diện của công ty này đề nghị HĐXX phải thay đổi tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank trong vụ án, phải là nguyên đơn dân sự chứ không phải đơn vị có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời xem xét lại chứng cứ buộc Vietinbank phải trả số tiền 200 tỷ mà Huyền Như chiếm đoạt của đơn vị này.
 
Trả lời HĐXX về thủ đoạn lừa đảo số tiền của Công ty Hưng Yên, Như cho biết sau khi được một người tên Nga (nhân viên Ngân hàng Hàng hải Việt Nam ở Hà Nội) làm trung gian giới thiệu huy động vốn từ công ty này. Theo Như, bà Nga là người đã cung cấp hồ sơ mở tài khoản của Hưng Yên cho mình và thỏa thuận mức lãi suất ngoài hợp đồng chứ không gặp trực tiếp người đứng đầu của công ty.
 
Bị cáo cũng thừa nhận khi giao dịch với người trung gian đã lấy tên là Quyên - nhân viên của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận được mức lãi suất trong và ngoài hợp đồng thì Như đã yêu cầu phía công ty này chuyển tiền cho mình vào tài khoản tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ. Theo Như, do có mục đích chiếm đoạt số tiền của công ty này từ trước nên đề nghị đối tác chuyển tiền vào tài khoản tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ để dễ dàng làm giả lệnh chi, rút ra trả nợ cho cá nhân, tổ chức khác.
 
“Việc bị cáo giả danh cán bộ Vietinbank Nhà Bè đi huy động tiền của Công ty Hưng Yên nhưng sau khi thương lượng tất cả các giao dịch đều chuyển tiền về Vietinbank Điện Biên Phủ.  Như vậy, nếu bị cáo không phải là người có chức vụ trưởng phòng giao dịch thì liệu bị cáo có thể làm giả lệnh chi để chiếm đoạt số tiền này không”, chủ tọa lật lại câu trả lời của Huyền Như trước đó về việc phủ nhận mình là người có chức vụ tại Vietinbank.
 
Lúc này, Như im lặng, tỏ vẻ lúng túng. HĐXX quyết định nghỉ và lưu ý bị cáo Như suy nghĩ để trả lời vào buổi làm việc ngày mai.
 
Trước đó, đại diện VKS đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến vấn đề trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng thuộc về ai, ngân hàng có thu phí tài khoản tiền gửi không, tiền gửi của khách hàng có được xem là tiền huy động vốn không… và đề nghị đại diện của các ngân hàng Vietinbank, ACB, Navibank và Ngân hàng Nhà nước lần lượt trả lời. Cùng một câu hỏi nhưng những ngân hàng đều có quan điểm riêng.
 
Trong khi đại diện ACB và Navibank cho rằng các ngân hàng được phép thu phí tài khoản tiền gửi thì đại diện Vietinbank lại nói ngân hàng không thu phí mà chỉ giữ lại một khoản tiền tối thiểu trong tài khoản để duy trì tài khoản.
 
Về trách nhiệm quản lý, giữ tiền trong tài khoản tiền gửi thuộc về ai, được VKS nhấn mạnh là “rất quan trọng cần được làm rõ”. Tuy nhiên, những người được thẩm vấn đều trả lời không rõ ràng hoặc phủ nhận trách nhiệm của ngân hàng.
 
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trong các văn bản quy định của nhà nước không có quy đinh nào nói về trách nhiệm quản lý tài khoản tiền gửi mà chỉ quy định về nội dung quy định tiền gửi đó. Ngay sau đó, VKS đã viện dẫn về việc mở và quản lý tài khoản được quy định trong quyết định 1284 của Ngân hàng Nhà nước. Lúc này, đại diện Ngân hàng Nhà nước im lặng và đề nghị để HĐXX xem xét đối chiếu theo quy định của pháp luật.
 
Trong khi đó, đại diện Vietinbank khẳng định tài khoản của khách hàng là do khách hàng tự quản lý, sử dụng, ngân hàng chỉ làm chức năng trung gian thực hiện các lệnh chi theo yêu cầu của khách hàng.
 
Đối với câu hỏi tài khoản tiền gửi của khách hàng có phải là tài sản của ngân hàng không, đại diện Ngân hàng Nhà nước xin khất và sẽ có câu trả lời bằng văn bản sau này. Còn đại diện ngân hàng VietinBank, luật sư Nguyễn Tiến Hùng cho rằng, tiền trong tài khoản của khách hàng không phải tài sản của ngân hàng và ngân hàng không sở hữu mà chỉ tạm thời sử dụng tài sản này của khách phục vụ cho việc cho vay và dùng vào các mục đích tài chính.
 
Cũng câu hỏi này, đại diện của ngân hàng ACB và Navibank cho rằng, đây chính là tiền huy động vốn và tiền huy động vốn là tài sản của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại sử dụng tiền này để cho vay và dùng vào các hoạt động kinh doanh khác.
(VNEX)
-------------------------
Tòa truy vấn chủ trương Navibank đem 500 tỷ gửi Vietinbank
Quá trình xét hỏi tại tòa hôm nay, VKS và HĐXX công bố thông tin việc ngân hàng Navibank để nhân viên mang tiền sang Vietinbank gửi lấy lãi suất là chủ trương của HĐQT, trong khi người đại diện của ngân hàng này từ chối xác minh nội dung này. 
 
Phía Navibank cho biết, ngân hàng này có 18 hợp đồng tiền gửi tại Vietinbank với tổng số tiền 500 tỷ, trong đó có 12 hợp đồng (300 tỷ) đã được tất toán, còn lại 6 hợp đồng trị giá 200 tỷ thông qua 4 nhân viên của Navibank đứng tên chưa tất toán. Số tiền này được gửi tại Vietinbank chi nhánh TP HCM do bà Nguyễn Thị Minh Hương ký hợp đồng và hoàn toàn không biết việc bị Như chiếm đoạt; cho đến khi vụ việc bị khởi tố mới yêu cầu nhân viên đến làm việc với Vietinbank nhưng đến giờ chưa được giải quyết.
 
Trả lời HĐXX về phương thức huy động vốn và lừa đảo số tiền của Navibank, Huyền Như cho biết thông qua Đoàn Đăng Luật (Trưởng Phòng nguồn vốn Navibank) được biết ngân hàng này có tiền muốn gửi thông qua các nhân viên của mình. Sau khi tiền được chuyển vào tài khoản 4 nhân viên Navibank tại Vietinbank thì Như chiếm đoạt bằng 2 cách: làm giả lệnh chi trích chuyển trực tiếp cho các chủ nợ và làm giả sổ tiết kiệm đem cầm cố vay của Navibank.
 
“Khi làm giả lệnh chi, chẳng lẽ bị cáo đều qua mặt tất cả các nhân viên của Vietinbank. Bị cáo không những tham lam mà còn dẫn dắt bao nhiêu người phạm tội. Giá như bị cáo sử dụng bộ óc thông minh này vào những việc thiện thì tốt biết mấy. Đằng này lại làm việc phạm pháp, lôi kéo ít nhất 22 người khác vướng vào lao lý”, vị chủ tọa nói.
 
Việc xét hỏi sau đó chuyển sang cho VKSND Tối cao. VKS đặt câu hỏi với đại diện của Navibank rằng, ngân hàng này lấy tư cách gì để đòi tiền từ Vietinbank trong khi 12 hợp đồng đã được tất toán trước đó là do Vietinbank tất toán với nhân viên Navibank. Lúc này, đại diện Navibank cho rằng đây là số tiền mà Navibank cho các nhân viên vay. 
 
“Navibank ký hợp đồng cho các nhân viên vay tiền là để cho các nhân viên này mang tiền sang gửi tại Vietinbank là theo chủ trương của ai?”, VKS tiếp tục truy vấn. Tuy nhiên đại diện của Navibank không trả lời. VKS sau đó cho biết trong hồ sơ vụ án đã thể hiện rõ chủ trương này là của HĐQT nhưng ông muốn hỏi lại đại diện Navibank là để xét hỏi công khai trước tòa. “Không có người chủ trương thì sao thực hiện được?”, vị kiểm sát viên nói.
 
“Navibank nói ký hợp đồng cho các nhân viên của mình vay tiền, như vậy hợp đồng vay này có thực hiện theo đúng quy trình về hoạt động cho vay hay không. Có phải đây là một dạng hợp đồng giả tạo?”, VKS liên tiếp hỏi đại diện của Navibank nhưng ngân hàng này không có câu trả lời. Đồng thời VKS cũng đề nghị Navibank phải trưng ra bằng chứng về các hợp đồng cho nhân viên vay như đã khai tại tòa.
 
Tại tòa hôm nay, người đại diện của Ngân hàng ACB cũng cho biết, kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm buộc Vietinbank phải trả số tiền 718 tỷ đồng mà Huyền Như đã chiếm đoạt của ngân hàng này. Theo đại diện của ACB, ngân hàng này đã ủy thác cho 19 cá nhân mang số tiền nói trên sang gửi tại Vietinbank trong đó có 17 nhân viên gửi tại chi nhánh TP HCM  và 2 nhân viên gửi tại chi nhánh Nhà Bè.
 
“Vì sao Ngân hàng ACB không gửi thẳng cho Vietinbank để lấy lãi suất mà phải ủy thác cho 19 nhân viên của mình, vì sao phải đi lòng vòng như vậy”, chủ tọa đặt câu hỏi. Theo đại diện của ACB, trong bối cảnh thời điểm đó, việc để cho nhân viên của mình gửi tiền tại Vietinbank là để chủ động trong việc được thanh toán tiền gửi nhằm bảo toàn nguồn vốn.
 
“Đó là các anh tự suy luận ra đấy chứ. Đơn giản bởi vì tiền gửi tiết kiệm chỉ dành cho các cá nhân chứ không dành cho pháp nhân. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn tiền gửi thanh toán”, người điều khiển phiên tòa nhấn mạnh.
 
Tiếp tục trả lời các câu hỏi của HĐXX, người đại diện của ACB khẳng định, tiền các nhân viên nhận ủy thác, nghĩa là tiền này không thuộc quyền sở hữu của họ. Trong hợp đồng ủy thác cũng khẳng định tiền ủy thác là của ACB. Và các nhân viên này cũng đã nộp đơn khởi kiện Vietinbank tại tòa án.
 
“Như vậy nếu về nguyên tắc khi đi kiện thì Vietinbank phải trả cho 19 nhân viên, sau đó 19 nhân viên này trả cho ACB. Nếu ACB đi kiện thì phải kiện những nhân viên này vì không làm tròn trách nhiệm ủy thác đã ký với ngân hàng chứ”, vị thẩm phán dẫn dụ và người đại diện của ngân hàng ACB cũng thừa nhận điều này.
 
HĐXX sau đó quay lại hỏi Huyền Như về thủ đoạn huy động tiền của ACB. Bị cáo trả lời rằng thông qua Huỳnh Bảo Ngọc (phó phòng quản lý quỹ Ngân hàng ACB). Tất cả các hồ sơ mở tài khoản cho nhân viên ACB đều do Ngọc đưa lại cho mình chứ không giao dịch trực tiếp với các nhân viên này. Đồng thời Như khai đã chi một phần tiền lãi suất ngoài cho Ngọc còn lại chuyển vào tài khoản của các nhân viên ACB.
 
Tuy nhiên, khi mời Huỳnh Bảo Ngọc lên thẩm vấn với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì người này “chối bay” cho rằng không có nhận bất kỳ khoản tiền nào từ Như. HĐXX sau đó phải công bố thông tin cơ quan điều tra đã xác minh số tiền Huyền Như chuyển cho Ngọc thông qua tài khoản của Huỳnh Chiêu Uyên - em gái của Ngọc.
 
Trước khi kết thúc buổi làm việc sáng nay, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho Navibank đề nghị xin được hỏi ông Nguyễn Văn Sẻ (nguyên Giám đốc Vietinbank chi nhánh TP HCM). Tuy nhiên, HĐXX cho biết người này đã "đi đâu không rõ" và chưa thể triệu tập. Trước đó, HĐXX chấp nhận yêu cầu của các luật sư cho phép triệu tập bổ sung người này trong quá trình xét hỏi.
---------------------------
Đại diện 19 nhân viên ACB nhận vi phạm hợp đồng ủy thác
 Chiều 18.12, HĐXX, Viện KDND Tối cao, các luật sư tiếp tục thẩm vấn bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như liên quan đến việc bị cáo này lừa đảo, chiếm đoạt 718 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
 
Đại diện của ACB cho biết, tổng số tiền ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) thông qua 34 hợp đồng.
Đại diện ACB cũng thừa nhận ACB không có giấy phép riêng quy định về việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền.
 
Thẩm vấn đại diện Vietinbank, Viện KSND Tối cao hỏi có bao giờ chủ tịch HĐQT của Vietinbank ủy quyền cho bị cáo Như thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng không thì phía Vietinbank khẳng định không. Tuy nhiên, Viện KSND Tối cao đưa ra giấy ủy quyền số 314 ngày 30.6.2010 do Chủ tịch HĐQT Vietinbank ký và có con dấu thì đại diện Vietinbank nói: “Tôi có biết giấy này, nhưng việc đó thực ra chỉ để đảm bảo về tính pháp lý”.
 
“Cũng là một câu hỏi, mà lúc đầu nói không giờ nói có”, đại diện Viện KSND Tối cao nói.
 
Tại tòa, đại diện ACB thừa nhận việc nhân viên của mình chỉ mở tài khoản thanh toán, và ký từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm ở Vietinbank chi nhánh TP.HCM chứ không đăng ký mở tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng này.
 
HĐXX phân tích: “Theo nghĩa vụ trong hợp đồng ủy thác thì 19 nhân viên ACB khi nhận ủy thác của ACB phải gửi tiết kiệm tại Vietinbank. Nhưng thực tế, họ ký hợp đồng tiền gửi với Vietinbank và mở tài khoản thanh toán nhưng lại không mở tài khoản tiết kiệm cho nên bị cáo Huyền Như mới làm giả hồ sơ để chiếm đoạt. Vậy thì nhân viên ACB chưa thực hiện theo hợp đồng ủy thác”.
 
HĐXX hỏi tiếp: “Vậy họ có ký vào lệnh chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm không?”. Phía đại diện ACB trả lời có. Theo HĐXX, việc mở tài khoản là nghĩa vụ của nhân viên ACB, nhưng họ không thực hiện thì chính các nhân viên ACB chưa hoàn thành trách nhiệm. Lúc này, đại diện 19 nhân viên ACB nhận lỗi đã vi phạm hợp đồng ủy thác với ACB.
 
Một số luật sư cũng hỏi về trách nhiệm quản lý, trách nhiệm kiểm duyệt, trách nhiệm của Vietinbank trong trường hợp nhân viên ACB ký lệnh chuyển tiền từ tiền gửi thanh toán sang tiền gửi tiết kiệm khi họ chưa mở tài khoản tiết kiệm ở Vietinbank nhưng đại diện ngân hàng này từ chối trả lời. 
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo