(Toà án) ra bản án tuyên bố bị cáo phạm tội. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết án người phạm tội. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Khi kết án bị cáo, bản án của Toà án phải ghi rõ các chứng cứ xác định bị cáo phạm tội, tội danh, điều khoản Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và biện pháp xử lí (xt. bản án hình sự)
Giải thích pháp luật
- Cập nhật : 03/06/2014
hoạt động nhằm làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của các nguyên tắc pháp luật, các khái niệm pháp lí, các điều luật hay các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được nhận thức đúng đắn và thống nhất.
Chủ thể tiến hành GTPL có thể là chính các cơ quan ban hành văn bản đó hoặc các cơ quan, tổ chức hay cá nhân khác. Theo pháp luật Việt Nam, quyền giải thích chính thức hiến pháp, luật, pháp lệnh thuộc về Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (điều 91, Hiến pháp 1992). Căn cứ vào địa vị pháp lí của các chủ thể, có thể phân biệt hai loại giải thích: giải thích chính thức và giải thích không chính thức. Giải thích chính thức là cách giải thích có giá trị pháp lí bắt buộc, được ghi nhận trong văn bản giải thích, do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Giải thích không chính thức là cách giải thích không có giá trị pháp lí bắt buộc, song có tác động quan trọng tới ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật và qua đó tới hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật. Giải thích không chính thức có thể được thực hiện bởi một cơ quan, tổ chức hay một cá nhân bất kì. Hiện nay, trong lí luận về pháp luật, thường phân biệt các phương pháp GTPL như giải thích ngữ nghĩa, giải thích lôgic, giải thích về mặt lịch sử, giải thích hệ thống, giải thích chung, giải thích cụ thể, vv. Nhìn chung, các phương pháp giải thích trên không loại trừ lẫn nhau, cần phải được kết hợp với nhau để tạo ra sự nhận thức đúng đắn và thống nhất về mặt pháp luật.