Tin kinh tế sớm 24-01-2015: Nguy cơ làm thuê cho ông chủ ngoại - Các doanh nghiệp đã kê 'vống' khối lượng cá tra philê tồn kho?

  • Cập nhật : 24/01/2015
Nguy cơ làm thuê cho ông chủ ngoại
Khi hội nhập sâu rộng, nếu Việt Nam không có những doanh nghiệp lớn dẫn dắt thị trường sẽ có nguy cơ phải làm thuê cho các ông chủ nước ngoài ngay trên sân nhà.
 
Tại hội thảo “Kịch bản kinh tế Việt Nam 2015: Hội nhập sâu rộng, cạnh tranh khốc liệt” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 22-1, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen, cho rằng việc tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ đem lại lợi thế rất lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không vực dậy được khối doanh nghiệp (DN) dân doanh và có những DN đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế, cộng đồng DN trong nước sẽ phải làm thuê trên sân nhà cho các ông chủ đến từ Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…
 
Lép vế trên sân nhà
 
Theo ông Lê Phước Vũ, trong 5 năm khủng hoảng kinh tế, Tôn Hoa Sen vẫn tăng trưởng 100% mỗi năm, doanh thu năm 2009 chỉ hơn 3.000 tỉ đồng đã tăng lên hơn 15.000 tỉ đồng trong năm 2014. Tăng trưởng là vậy nhưng ông cảm thấy rất lo bởi hiện nay, những DN lớn chủ yếu có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và DN nhà nước ở một số ngành, còn DN dân doanh quy mô rất nhỏ.
 
Mới đây, nhiều tỉ phú Thái Lan muốn thâu tóm các chuỗi bán lẻ trong nước và nếu không khéo, hàng Việt trong tương lai không thể chen chân vào các hệ thống siêu thị này. “Không vào được siêu thị trong nước thì đừng bao giờ nói đến chuyện xuất khẩu” - ông Vũ nói.
 
Lấy ví dụ ngành thép, ông chủ Tôn Hoa Sen cho rằng ngành thép trong nước hiện chỉ nổi lên vài thương hiệu như Hòa Phát, Hoa Sen hay Pomina. Tuy nhiên, quy mô, doanh số các DN này cộng lại không là gì so với dự án Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh có vốn đầu tư hơn 20 tỉ USD hay dự án Posco của Hàn Quốc ở Bà Rịa - Vũng Tàu… Khoảng trống cơ hội còn lại cho những DN Việt dẫn đầu ngành thép không còn nên việc phải bán cổ phần cho DN nước ngoài như Nguyễn Kim bán 49% cổ phần cho tỉ phú Thái Lan không còn xa.
 
Chuyên gia đến từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Dominic Mellor, cũng cho rằng DN tư nhân là động lực chính cho phát triển kinh tế Việt Nam. Khối DN vừa và nhỏ chiếm đến 97% tổng số DN cả nước nhưng quy mô lại thua xa các nước trong khu vực.
 
Cả nước hiện có khoảng 500.000 DN đang hoạt động nhưng có đến 70% DN không có khả năng nộp thuế thu nhập DN, khu vực kinh tế tư nhân cũng đang gặp khó khăn. Lúc này, cần khuyến khích thúc đẩy kinh tế tư nhân là một trong những động lực chủ yếu để phát triển kinh tế.
 
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Quốc hội đã ban hành một loạt luật, tạo điều kiện thuận lợi cho DN nói chung và cộng đồng DN vừa và nhỏ nói riêng.
 
Hàng lậu đang “giết” hàng Việt
 
TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, cho biết khi nói chuyện với DN, họ chia sẻ chỉ cần nhà nước hỗ trợ để chính sách vĩ mô ổn định, hệ thống pháp luật thông thoáng, bình đẳng và một nền hành chính phục vụ chứ không hẳn cần ưu đãi về thuế, đất đai… nhưng rất tiếc những yếu tố trên đều không làm tốt trong thời gian qua.
 
Cũng theo ông Lịch, hiện thị trường đang diễn ra quá trình tái cấu trúc nghiệt ngã và loại bỏ dần những DN “không còn thuốc chữa”. Hai nhóm còn lại là những DN sống tốt trong khủng hoảng và nhóm DN chòi đạp, chống đỡ vất vả để tồn tại, rất cần chính sách hỗ trợ của nhà nước.
 
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Xuân Nghĩa lại cho rằng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng và các hàng rào thuế quan dần về bằng 0% đang khiến DN trong nước đứng trước “bão tố”. Và một nguy cơ lớn là không chống chọi nổi với hàng lậu, gian lận thương mại. Trong lần đi khảo sát một chợ rất nhỏ ở thị xã Lào Cai, chỉ có 29 bàn đổi tiền (tiền đồng và nhân dân tệ) mà một năm đổi tới 30.000 tỉ đồng, bằng cả gói hỗ trợ nhà ở của Chính phủ.
 
“Họ nói bọn em chỉ là “con tép”; thị trường Lạng Sơn, Móng Cái và thị trường phía Nam mới là “con tôm”. Rõ ràng, hàng gian lận thương mại từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất khủng khiếp. Bản thân tôi khi vào các kho chứa hàng buôn lậu không thể phân biệt đâu là hàng thật - giả” - ông Nghĩa nói.
 
Tất cả hàng lậu đều gắn nhãn mác sản xuất ở Việt Nam nhưng thực chất là sản xuất ở Trung Quốc. Ngay như Công ty May Việt Tiến vừa cho ra đời mẫu áo sơ mi mới, ngay lập tức trên thị trường có mẫu áo Việt Tiến từ Trung Quốc với giá rẻ hơn 1/3. “Nếu không ngăn được hàng lậu, DN Việt không cách nào cạnh tranh nổi” - ông Nghĩa lo ngại.
 
Phải giảm lãi suất trung - dài hạn
 
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Ngân hàng Nhà nước đưa ra mục tiêu giảm lãi suất trung- dài hạn về quanh 10%/năm để hỗ trợ DN là tốt nhưng việc giảm lãi suất đang phụ thuộc vào giá dầu và cung tiền của cơ quan này.
 
Tuy nhiên, mục tiêu giảm lãi suất cho vay khó đạt khi trái phiếu Chính phủ phát hành ngày càng nhiều. Nếu trái phiếu Chính phủ tiếp tục phát hành nhiều như hiện nay, cuối năm 2015 có thể hình thành một mặt bằng lãi suất mới cao hơn khi lạm phát vượt mức 5%. Khi đó, các DN đang “ngoi ngóp dưới mặt nước” sẽ gặp tình huống lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.
---------------------------
Các doanh nghiệp đã kê 'vống' khối lượng cá tra philê tồn kho?
Khối lượng cá tra philê tồn kho có tỷ lệ hàm ẩm trên 83% của các doanh nghiệp hiện là 150.000 tấn. Trong khi đó, khối lượng mà các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra tự thống kê và gửi thông báo về Bộ NN&PTNT là 362.000 tấn. 
 
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám cho biết, theo kết quả giám sát của 11 đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiquad) thực hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra philê tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ghi nhận khối lượng cá tra philê tồn kho có tỷ lệ hàm ẩm trên 83% của các doanh nghiệp hiện là 150.000 tấn. Trong khi đó, khối lượng mà các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra tự thống kê và gửi thông báo về Bộ NN&PTNT là 362.000 tấn.
 
Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT vẫn đề xuất và được Chính phủ đồng ý chưa thực hiện các quy định về hàm lượng nước, tỷ lệ mạ băng đối với cá tra philê đông lạnh xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 36/2014/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2015 (Báo Công an nhân dân đã đăng tải).
 
Đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT vẫn khẳng định, quy định tỉ lệ mạ băng không được vượt quá 10% tại Nghị định 36/2014/NĐ-CP là “cần thiết, phù hợp và đủ linh hoạt cho các doanh nghiệp trong chế biến sản phẩm cá tra philê đông lạnh chất lượng tốt để xuất khẩu và ngăn ngừa gian lận thương mại”. Văn bản của Bộ NN&PTNT trả lời UBND các tỉnh ĐBSCL có nuôi cá tra, nhấn mạnh, mục đích công nghệ của việc mạ băng là để bảo vệ sản phẩm nhằm giảm thiểu khả năng mất nước (cháy lạnh) gây suy giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản đông lạnh. Theo hướng dẫn của Ủy ban Thực phẩm quốc tế (Codex), tỉ lệ mạ băng để đạt mục tiêu công nghệ thông thường là không quá 5%.
 
Về quy định hàm lượng nước tối đa cho phép 83%, Bộ NN&PTNT cho hay, hàm lượng nước tự nhiên trong philê cá tra chưa qua chế biến (rửa, ngâm quay, cấp đông) là 79,70 ± 0.34%; không phát hiện việc lạm dụng chất kích thích tăng trưởng để tích nước trong cá tại công đoạn nuôi. Việc sử dụng phụ gia nhóm phosphate là được phép theo quy định của Codex để cải thiện chất lượng cảm quan, chống mất nước sau rã đông.
 
Tuy nhiên, sử dụng phụ gia vừa đủ (tương ứng với hàm lượng nước là 83% và tỷ lệ tăng trọng là 15%) là đã đạt được mục đích cải thiện chất lượng cảm quan, chống mất nước sau rã đông. Nếu lạm dụng phụ gia (ngâm quay kéo dài) đến hàm lượng nước là 85-86% thì tỷ lệ tăng trọng sẽ tương ứng từ 35% đến hơn 40%.
 
Theo ngành Nông nghiệp, hành vi này có thể bị coi là gian lận thương mại, làm suy giảm chất lượng sản phẩm cá tra philê, bán giá thành thấp và dẫn đến nguy cơ cá tra Việt Nam bị cáo buộc, áp thuế chống bán phá giá tại các thị trường (chấp nhận điều này tương tự việc chấp nhận bơm tạp chất vào tôm và bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ).
----------------------------
 Tiểu thương xuống đường phản đối điểm bán mới vì ế ẩm
Cho rằng điều kiện buôn bán ở nơi mới không đảm bảo dẫn đến việc buôn bán ế ẩm, gần 100 tiểu thương tại chợ đêm Cà Mau kéo xuống đường chặn xe để phản đối.
 
Vào khoảng 18h ngày 22/1, gần 100 tiểu thương buôn bán tại chợ đêm Cà Mau đã kéo nhau chặn ngang đường An Dương Vương (phường 7, TP.Cà Mau, nơi các tiểu thương chuyển đến mới được 1 ngày) không cho xe lưu thông vì cho rằng điều kiện buôn bán ở nơi mới không đảm bảo, dẫn đến việc buôn bán của họ ế ẩm.
 
Theo các tiểu thương, trên khu đường An Dương Vương ngay công viên Hồng Bàng buôn bán được, còn các gian hàng trên đường An Dương Vương nối dài, đường 6A-6B (phường 7), không khách hàng nào ngó ngàng tới.
 
Tiếp xúc với phóng viên, một tiểu thương bức xúc: “Ở chỗ bán chưa có đèn đường, chưa có đèn trang trí, cổng chào cũng không, tất cả gian hàng đều toàn cũ rách. Trong khi thuế lại cao hơn vị trí cũ, hỏi có công bằng không”.
 
Được biết, ngày 10/1 vừa qua, Phòng Kinh tế TP Cà Mau yêu cầu tiểu thương phải di dời chợ đêm từ đường Lưu Tấn Tài (phường 5, TP Cà Mau) về điểm buôn bán mới trên đường An Dương Vương, An Dương Vương nối dài, đường 6A-6B (phường 7), đường Quang Trung (phường 5). Tuy nhiên, do địa điểm buôn bán mới là đường lưu thông huyết mạch, lộ một chiều của QL1A, lượng xe lưu thông rất đông nên việc kinh doanh bị ế ẩm. Trong khi đó, giá thuê sạp buôn bán ở đây lại cao hơn địa điểm cũ ở đường Lưu Tấn Tài (phường 5). Cụ thể, trước đây thuê 2 năm chỉ đóng 18 triệu đồng, nay tăng lên 24 triệu đồng.
 
Trả lời phóng viên, ông Lý Khánh Ly- Trưởng Phòng Kinh tế TP.Cà Mau cho biết: “Chúng tôi đã vận động bà con không chặn đường gây cản trở giao thông nữa. Chúng tôi sẽ đối thoại với bà con để tìm hướng giải quyết”. 
-------------------------
 Cần tăng cường kiểm soát buôn lậu và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhập siêu với Trung Quốc không phải là điều quá lo lắng. Vấn đề là Việt Nam cần phải kiểm soát được buôn lậu, đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu (XNK).
 
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc năm 2014 ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2013. Trong đó, nhập siêu từ thị trường này là 28,9 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm trước, “cố thủ” ở vị trí đầu bảng trong số các thị trường NK của Việt Nam. Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhập siêu với Trung Quốc không phải là điều quá lo lắng. Vấn đề là Việt Nam cần phải kiểm soát được buôn lậu, đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu (XNK).
 
Theo “Báo cáo kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường tính chủ động của một số ngành kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc” do Trung tâm WTO, đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện và đệ trình Chính phủ, kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm 20% tổng thương mại của Việt Nam.
 
Trong đó, việc Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thương mại của Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ và cũng không đương nhiên gắn với những nguy cơ phụ thuộc. Về cơ cấu, Việt Nam chủ yếu nhập hàng hóa từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất. Diễn tiến song trùng giữa nhập siêu hàng hóa trung gian, hàng hóa vốn với tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa gia công trong thời gian qua có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam và cả doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mất động lực đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, công nghệ mới - sạch hay phát triển các sản phẩm trung gian và khiến các ngành này dựa sâu vào Trung Quốc.
 
Xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu thô và nông sản có giá trị gia tăng không cao. Trong khi đó, nó có thể ảnh hưởng không tốt tới quỹ tài nguyên đang dần trở nên hạn hẹp của Việt Nam (đặc biệt là với nhóm nguyên liệu thô) hoặc khiến một bộ phận dân cư nhạy cảm bị phụ thuộc vào những biến động tại thị trường này (nhất là với nhóm nông sản). Đặc biệt, tình trạng xuất nhập lậu đang ngày càng phổ biến, chất lượng hàng hóa NK không được kiểm soát làm trầm trọng hơn bức tranh phụ thuộc.
 
Năm 2013, Việt Nam thống kê nhập khẩu từ Trung Quốc 28,8 tỉ đôla Mỹ, trong khi số liệu của Trung Quốc là 34 tỉ (cao hơn 18%); số liệu của Việt Nam về xuất khẩu sang nước này là 12,8 tỉ đôla Mỹ, trong khi Trung Quốc lại ghi nhận con số 16,2 tỉ (cao hơn 26,6%). Nguyên nhân của sự chênh lệch này, theo nhiều chuyên gia, xuất phát từ lượng hàng hóa xuất khẩu, NK lậu qua biên giới (không được khai báo, trốn thuế).
 
Thực tế này khiến không chỉ Chính phủ thất thu nguồn thuế từ hàng hóa nhập khẩu mà còn làm giảm đáng kể hiệu quả của chính sách quản lý đối với các sản phẩm hạn chế, cấm xuất, nhập khẩu từ đó ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng quan trọng (môi trường, an ninh, tính mạng sức khỏe, hiệu quả sản xuất...).
 
Đặc biệt, việc nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước sản xuất bị cạnh tranh bởi hàng nhập lậu, chất lượng thấp từ biên giới là nguyên nhân làm đổ vỡ sản xuất trong nước. Hơn nữa, đó còn là điều kiện nuôi dưỡng các phương thức kinh doanh chụp giật, không chuyên nghiệp, thiếu bền vững, thói quen coi thường pháp luật của một bộ phận thương nhân cũng như tạo điều kiện cho tham nhũng…
 
Bình luận về Báo cáo của VCCI, TS. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế cho rằng: Việt Nam ở cạnh Trung Quốc nên việc nhập siêu với thị trường này cũng là điều bình thường. Nếu việc NK diễn ra đúng quy trình, được kiểm soát tốt thì không có gì lo ngại bởi hàng hóa Trung Quốc rẻ và chất lượng chấp nhận được.
 
Ngoài ra, việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước sẽ giúp cân bằng lại các mối quan hệ thương mại. Có thể chúng ta sẽ NK được công nghệ tốt hơn từ các nước tiên tiến sau khi công nghệ máy móc của Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong một thời điểm nhất định.
 
Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường chống hàng nhập lậu, hạn chế các sản phẩm “bẩn”, công nghệ “bẩn” vào Việt Nam vì đây chính là nguy cơ khiến méo mó thị trường trong nước. Đồng thời Việt Nam cũng cần kiểm soát tốt các mặt hàng NK từ Trung Quốc vào Việt Nam và có giải pháp hướng các mặt hàng đó vào con đường chính ngạch.
 
Cũng theo đề xuất của TS. Nguyễn Văn Minh, bên cạnh các giải pháp cụ thể, trước mắt như siết chặt hoạt động kiểm soát tại biên giới để ngăn chặn tối đa hiện tượng buôn lậu; tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa NK qua biên giới: triệt để cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động XNK thì về lâu dài, Việt Nam cũng cần tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại (FTA). Đặc biệt là các ưu đãi thuế quan, trên cơ sở đó, Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường cung - cầu của mình, từ đó sẽ giảm dần phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo